Không phải trung niên, đây mới là thế hệ ‘đặc biệt’ chiếm hơn 30% tổng tài sản nước Mỹ, ‘lọ mọ’ vẫn hưởng đậm từ giá trị nhà và cổ phiếu tăng vọt
Thế hệ ‘cao tuổi' này đã ghi nhận khối tài sản tăng vọt trong thời kỳ đại dịch và đang tham gia vào quá trình chuyển giao tài sản.
- 20-12-2023Nhờ tin báo bắt cóc, cảnh sát Úc phá vụ án tỉ USD
- 20-12-2023Không phải Trung Quốc, một quốc gia từng gây chấn động cả thế giới với công trình ‘vắt qua núi’ cách đất 403 mét, cao hơn cả tháp Eiffel, chỉ xây 4 năm là hoàn thành
- 19-12-202310 công việc đang cực ‘khát nhân lực’ hiện nay, có vị trí lương tăng tới 24%: Thợ sửa ống nước kiếm 2 tỷ/năm là có thật
Dù hầu hết không còn đi làm, nhưng những người Mỹ từ 70 tuổi trở lên lại có khối tài sản tăng vọt trong thời kỳ đại dịch, Bloomberg đưa tin. Được đặt tên theo "làn sóng" bùng nổ trẻ sơ sinh từ năm 1946 đến năm 1964, thế hệ baby boomer đã tạo ra ấn tượng mạnh cho nước Mỹ thời hậu Thế chiến II.
Thế hệ này sinh ra vào thời điểm Mỹ trở thành siêu cường kinh tế thế giới. Những người sinh từ năm 1945 đến 1946 tăng 20% lên 3,4 triệu, đạt mức cao chưa từng thấy là 4,3 triệu vào năm 1957.
Đó là sự khởi đầu của thế hệ baby boomer. Đến năm 2030, độ tuổi thấp nhất của họ sẽ là 65.
Được biết, những người lớn tuổi thuộc thế hệ này đã tích lũy thêm được hơn 14 nghìn tỷ USD giá trị tài sản ròng kể từ cuối năm 2019, dựa trên dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang. So với tổng tài sản nước Mỹ, khối tài sản của họ chiếm tới 30% trong quý trước - mức kỷ lục dù chỉ chiếm khoảng 11% dân số.
Theo Bloomberg, nước Mỹ đã có thêm khoảng 2,3 triệu người trên 70 tuổi so với năm 2019. Nhưng một động lực chính cho nhóm này là giá trị nhà và cổ phiếu tăng vọt trong thời kỳ đại dịch, điều này mang lại lợi ích cho các thế hệ lớn tuổi - vốn có nhiều khả năng sở hữu 1-2 căn nhà hơn cũng như nắm giữ cổ phần hoặc quỹ tương hỗ.
Mặc dù những người trên 70 tuổi thường đã nghỉ hưu nhưng phần lớn nhóm tuổi đó tại Mỹ vẫn đang làm việc. Theo dữ liệu của Cục Thống kê Lao động, tỷ lệ người trưởng thành từ 65 tuổi trở lên trong lực lượng lao động đạt mức thấp lịch sử là 10% vào giữa những năm 1980. Tuy nhiên, kể từ đó tỷ lệ đã tăng gần gấp đôi, ngay cả sau khi nhiều người nghỉ hưu sớm khi đại dịch Covid-19 bắt đầu và có một số vấn đề liên quan tới sức khỏe.
Dữ liệu của Fed cũng cho thấy người Mỹ trong độ tuổi từ 40 đến 70, độ tuổi mà mọi người thường đạt mức thu nhập cao nhất lại nắm giữ khối tài sản hộ gia đình ít hơn so với năm 2019.
Nhìn vào một khoảng thời gian dài, sự gia tăng mạnh mẽ về tài sản của người lớn tuổi càng rõ rệt hơn. Trong 25 năm, tổng tài sản của người Mỹ từ 70 tuổi trở lên đã tăng gấp sáu lần lên 43,3 tỷ USD. Trong cùng khoảng thời gian đó, tài sản của những người dưới 55 tuổi tăng khoảng 2,5 lần.
Những người Mỹ lớn tuổi cũng là những người được hưởng lợi từ việc nắm bắt thời điểm tốt trên thị trường chứng khoán, bất chấp những cuộc suy thoái đang diễn ra. Kể từ năm 2019, những người từ 70 tuổi trở lên đã kiếm được tổng cộng khoảng 5 nghìn tỷ USD lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu. Gần 38% cổ phần doanh nghiệp và cổ phiếu quỹ tương hỗ của quốc gia được nắm giữ bởi những người trong độ tuổi này trong quý III, tỷ lệ cao nhất được ghi nhận trong dữ liệu tính từ năm 1989.
Và mức tăng tiếp tục dành cho những người nắm giữ cổ phiếu trong quý này, khi chứng khoán tăng điểm nhờ dự đoán rằng ngân hàng trung ương Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào năm 2024.
Ngoài ra, thế hệ boomer cũng có khả năng hậu thuẫn con cái trong tương lai lâu dài. Họ đủ giàu có để để lại tài sản thừa kế trong quá trình của "cuộc chuyển giao tài sản khổng lồ".
Tuy nhiên, không phải ai thuộc thế hệ này cũng giàu có. Theo thống kê, hàng triệu người Mỹ lớn tuổi vẫn phải đối mặt với khó khăn, với hơn 1/10 người trên 65 tuổi ở Mỹ sống trong cảnh khốn khó.
Tham khảo Bloomberg, BI
Nhịp sống thị trường