Không phải Trung Quốc, quốc gia này mới là thiên đường 'hàng nhái' đầu tiên tại châu Á, giờ đây là một cường quốc thế giới
Trước khi Trung Quốc mở cửa và trở thành công xưởng của thế giới khoảng 20 năm, có một quốc gia đã trở thành một thiên đường 'hàng nhái lại', từ hàng hóa cho đến các biểu tượng, các nhân vật truyện tranh, phim hoạt hình. Giờ đây, họ trở thành một cường quốc. Phải chăng rằng có những mô hình kinh tế thành công thông qua 'bắt chước' vẫn đang tồn tại trên thế giới.
- 02-12-2015Ngân hàng Trung Quốc dính án phạt đau ở Mỹ vì vụ hàng nhái
- 29-07-2015Tiền giả, hàng nhái hoành hành ở EU
- 10-04-2015Những “siêu phẩm” hàng nhái của Trung Quốc
Nói đến công xưởng của thế giới, nơi có thể 'làm nhái' mọi loại hàng hóa trên thế giới, có lẽ bạn sẽ nghĩ ngay đến Trung Quốc. Đất nước tỷ dân này từ lâu có một nền sản xuất có thể dễ dàng bắt chước những món hàng sang trọng nhất thế giới với độ tinh xảo không thể ngờ và rồi đặt chúng lên những quầy hàng vỉa hè tấp nập người qua lại ở Quảng Châu hay Thượng Hải.
Thế nhưng, sự thực là danh xưng 'công xưởng của thế giới' chỉ đến sau khi Trung Quốc quyết định mở cửa hội nhập vào năm 1978. Trước đó, cái tên Trung Quốc gần như không hề xuất hiện trên bản đồ sản xuất của thế giới. Ngược lại, có một nền sản xuất khác của châu Á đã nổi lên và phần nào chiếm lấy biệt danh 'copycat country' (đất nước bắt chước) trước cả Trung Quốc.
Đó chính là cường quốc của châu lục - Nhật Bản. Mới đây, trên mạng xã hội hỏi đáp Quora, một câu hỏi ẩn danh người hỏi đã được nêu ra: "Has Japan been a copycat country?" (Tạm dịch: Có phải Nhật Bản từ trước đến nay vẫn là một đất nước bắt chước). Từ đây, một lượng lớn những người dùng Quora, thậm chí bao gồm cả người Nhật Bản, đã vào bàn tán sôi nổi về vấn đề này.
Không mất nhiều thời gian cho người ta suy nghĩ, người dùng Martin Basinger sống tại Nhật Bản đã đưa ra câu trả lời hùng hồn bằng 2 bức ảnh. Những bức ảnh này bao gồm tất cả những cặp thương hiệu, một là nguyên gốc đến từ các nước phương Tây và một là bản sao đến từ Nhật Bản.
Chưa dừng lại ở đó, người dùng Shuo Yang vẫn còn cung cấp theo nhiều bằng chứng về văn hóa 'nhái lại' của Nhật Bản.
Iphone Nhật Bản
Siêu nhân Nhật Bản so với siêu nhân Mỹ
Xe Ford nguyên gốc
Xe Ford Nhật Bản
Kẹo nước ngoài và kẹo Nhật Bản
Tủ lạnh nước ngoài và tủ lạnh Toshiba Nhật Bả
Đa phần những sản phẩm, các hình ảnh, nhân vật truyện tranh, hoạt hình nói trên đều được xuất hiện vào khoảng thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước. Đây cũng là thời kỳ mà Nhật Bản đang thực hiện những bước chuyển mình mạnh mẽ trong 'kỳ tích Nhật Bản' hồi sinh lại một đất nước từng là kẻ thất bại sau Thế Chiến thứ 2.
Điều này được người dùng đến từ Nhật Bản mang tên Satoshi Suzuki xác nhận. Anh viết: Từ thập niên 60 đến 70, người sáng lập của Panasonic từng nói rằng: "Các nhà sản xuất Mỹ nói với chúng tôi mọi thứ mà chúng tôi cần". Và như thế, các nhà sản xuất Nhật Bản đã copy và làm mới các mẫu mã đã có trên thế giới".
Thậm chí, Nhật Bản còn có thể là một quốc gia 'bắt chước' vĩ đại trên thế giới. Người dùng Richard Bourne cho rằng như vậy và lấy dẫn chứng rằng cả nền kinh tế Nhật Bản đã học hỏi các mô hình kinh tế thành công trên thế giới suốt những năm sau Thế chiến thứ 2. "Dù sao họ cũng đã một mô hình kinh tế thành công, chứ không phải là hơn 20 năm trì trệ" - người này viết.
Giờ đây, Nhật Bản là cường quốc của thế giới
Những bức ảnh trên cũng làm người ta đặt câu hỏi rằng tại sao một cường quốc thế giới, nơi nổi tiếng với những hàng hóa chất lượng bậc nhất với danh xưng 'hàng Nhật' trong tiềm thức nhiều người tiêu dùng, lại từng được coi là 'copycat'?
Anh K. Rob Hashiba - một người dùng Quora, đồng thời cũng là một công dân Nhật Bản chính cống - giải thích rằng điều này đơn giản chỉ đến từ quan điểm khác nhau ở mỗi xứ sở. Có thể, với người phương Tây, những món hàng, nhân vật hoạt hình của Nhật Bản là 'copycat' nhưng với người Nhật Bản, đó là sự học hỏi với một thái độ trân trọng.
"Vâng. Việc 'copycat' này có thể coi là đúng, tuy nhiên đó là nhận thức từ phương Tây. Điều này trong văn hoá Nhật Bản có thể được coi là "sự chấp nhận" (acceptance - 許容、受け入れ), và sau này trở thành "sự thích ứng học hỏi" (adoption - 模倣)
Lịch sử phát triển của các loại hình nghệ thuật Nhật Bản (bao gồm cả võ thuật hoặc mỹ thuật) cho thấy nó tbường được tạo ra từ sự học hỏi. Trong Tiếng Nhật, 'bắt chước những gì được nhìn thấy' (mimicking what’s seen - 見 様 見 真似 ) là một danh từ nói về một kỹ thuật khá phổ biến. Đó là khi một người mới học việc học hỏi từ một người bậc thầy, với tất cả sự tôn trọng.
Vì thế, việc "bắt chước" những sản phẩm của văn hoá Mỹ có thể đến từ sự tôn trọng nền nghệ thuật và công nghệ phát triển vượt bậc trong vòng 100 năm trở lại đây mà Nhật Bản dành cho Mỹ" - Hashiba viết.
Dù sao thì sau khi trải qua một thời kỳ 'copycat' thì giờ đây Nhật Bản cũng đang là nền kinh tế xếp trong Top 5 và đã từng chiễm chệ ở một vị trí thứ 2 của thế giới. Đưa ra một cái nhìn mềm mỏng hơn, người dùng Ricky Smith cho rằng 'học hỏi' từ lâu đã là một văn hóa nếu nhìn suốt chiều dài lịch sử phát triển của Nhật Bản. Văn hóa này cũng giúp Nhật Bản dần dần lớn mạnh để đạt vị thế như lúc này
Cụ thể, là một quốc gia có nền văn hóa bắt nguồn từ thời Phục Hưng Meji, Nhật Bản trong lịch sử đã chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Trung Quốc. Đến thời kỳ Duy Tân Minh Trị, để thoát ra khỏi cảnh trở thành miếng mồi xâm lược của các nước phương Tây, Nhật Bản đã học hỏi mô hình quốc gia của chính các nước phương Tây để làm cải cách.
Đến sau Thế chiến thứ 2, Nhật Bản đứng lên từ một kẻ thất bại, được Mỹ trợ giúp và học hỏi mô hình kinh tế của Mỹ để tạo ra một kỳ tích trong thế kỷ 20. Giờ đây, đất nước Đông Á này là quốc gia dẫn đầu châu Á và đứng trop top cường quốc thế giới. "Không thể phủ nhận rằng công nghệ ở đây đã và đang phát triển những vẫn không thể thoát khỏi 'copycat'" - Smith viết.
Trí thức trẻ