Khu tập thể gỗ xuống cấp nghiêm trọng tồn tại gần 70 năm giữa lòng Hà Nội: Không nhà vệ sinh, là "lãnh thổ" của bầy chuột sinh sôi
Không nhà vệ sinh, không công trình phụ riêng biệt, diện tích mỗi căn hộ chỉ 15 - 20m2, trần nhà dưới và sàn nhà trên là "lãnh thổ" của bầy chuột mà nhiều năm qua không ai dám đụng tới, khu tập thể làm bằng gỗ ở ngõ 67 Vọng Hà (quận Hoàn Kiếm) hơn nửa thế kỉ được mệnh danh là "khu ổ chuột" đúng nghĩa.
- 13-08-2019Cả thế giới đang sửng sốt vì tảng đá hình voi khổng lồ ở Iceland quá giống thật, khi chụp flycam từ trên xuống còn sốc hơn!
- 13-08-20194 cách để khơi dậy sự chu đáo của mọi người trong văn phòng: Thực hiện ngay để biến nơi làm việc trở nên ấm áp và thoải mái như chính ngôi nhà của bạn
- 13-08-2019Hệ thống nhận diện khuôn mặt tại trường học Trung Quốc: Tự động báo phụ huynh khi trẻ vắng mặt, ngăn bạo lực nhưng lại khiến học sinh thêm áp lực
Khu tập thể gỗ xuống cấp nghiêm trọng tồn tại 50 năm giữa lòng Hà Nội, được mệnh danh "khu ổ chuột" theo đúng nghĩa đen. Thực hiện: Minh Nhân.
Nằm trong con ngõ nhỏ 67 Vọng Hà (phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), khu tập thể gỗ 2 tầng có tuổi đời hơn nửa thế kỷ, được mệnh danh không khác gì "khu ổ chuột" giữa lòng Thủ đô. Theo tài liệu của Phòng tài nguyên - môi trường quận, khu tập thể này nằm trong đề án phải thu hồi để tái định cư cách đây 20 năm vì quá nguy hiểm. Tuy nhiên cho đến bây giờ, vẫn còn khoảng 10 hộ dân tiếp tục bám víu, không chịu rời đi.
Khu tập thể này có diện tích khoảng 1.300 m2, 2 tầng cùng 24 gian. Mỗi căn hộ rộng 10 - 25 m2. Trong đó, căn nhà của bà Thơm - một số ít người dân còn bám trụ, là nơi sinh sống của nhiều thế hệ. Những bức tường được xây bằng cót ép theo lối xây dựng ngày xưa giờ đây bị bong tróc, để lộ ra những thanh tre trơ trụi mục nát. Cầu thang gỗ ọp ẹp dù được gia cố thêm sắt nhưng cũng không gánh nổi sự xuống cấp theo thời gian.
Khu tập thể thuộc tổ 12 phường Chương Dương gần như bị "lãng quên". Cách đây gần 70 năm, những căn hộ kiểu mẫu là niềm mơ ước của biết bao thế hệ người Hà Nội. Nhưng, đi từ quá khứ tới hiện thực, nửa hộ dân đã chuyển đi vì không thể chịu cảnh nhà có thể bị sập bất cứ lúc nào.
Gia đình bà Thơm đã sinh sống tại khu tập thể này gần 37 năm. Bà đã từng kiến nghị tới các cơ quan chức năng về tình hình xuống cấp nghiêm trọng của toà nhà, tuy nhiên, tất cả chỉ ở trên giấy tờ, chưa đi vào thực tế. "Vợ chồng tôi về hưu, sống cùng con cháu 3, 4 thế hệ trong không gian chỉ 20 m2 này. Những người có tiền người ta chuyển đi đến nơi an toàn, chúng tôi không có thì phải ở lại đây, sống qua ngày".
Cả dãy nhà có tới 3, 4 căn hộ đóng kín cửa, bám bụi thời gian, hộ dân sinh sống bên trong đã chuyển đi cách đây nhiều năm. Nhiều người tìm đến đây thuê mướn chấp nhận sống với rủi ro vì mức giá rẻ. Họ chủ yếu là những công nhân xây dựng trong khu vực lân cận.
Điểm dở nhất của kiểu nhà tập thể xây dựng thời đó chính là không nhà vệ sinh, công trình phụ riêng biệt. Mọi sinh hoạt của người dân đều mang ra hành lang gỗ ọp ẹp hoặc đi thuê nhà vệ sinh công cộng để tiện sử dụng, kể cả nấu nướng bằng bếp than, phơi treo quần áo giữa chằng chịt dây điện.
Có tất cả 7 ngôi nhà gần nhau, đều có kiến trúc giống hệt với 2 tầng mái ngói, chia thành 24 gian, chủ yếu bằng gỗ. Giữa mái tầng 2 và trần nhà tầng 1 là nơi... sinh sống của bầy chuột. Dù muốn sửa chữa, nhưng mấy chục năm nay, không ai dám bóc lớp gỗ ngăn cách giữa 2 tầng. Bởi thế, người dân hay gọi đùa một cách hóm hỉnh đây là "chung cư ổ chuột" theo đúng nghĩa đen của nó.
Một căn hộ từ lâu đã không có dấu hiệu người sinh sống.
Bên trong là khoảng không đen tối, chật hẹp, mùi hôi thối và nấm mốc.
Mỗi bước chân kéo theo tiếng "kẽo cẹt" tưởng như đánh sập cả toà nhà.
Hệ thống điện lưới "hoà" với dây treo móc quần áo. Dù biết là nguy hiểm, nhưng sống đã thành quen, người dân chấp nhận liều mạng mỗi ngày.
Căn phòng 20m2 thuê mỗi tháng có giá 2 triệu của chú H. và con gái. Chỉ cần gỡ tấm lót sàn ra, là hiện lên sự xuống cấp, nấm mốc và nguy hiểm của sàn nhà. Toàn bộ căn hộ của chú đều chung tình trạng như vậy, trần nhà bong tróc không chừa chỗ nào. Với lối xây dựng "kiểu mẫu" này, mùa hè rất nóng mà mùa đông lại lạnh, mái ngói dột nát.
Các căn hộ được ngăn bởi các vách gỗ hoặc vách tường trát cốt tre yếu ớt và không chịu được ẩm ướt.
Vì căn tập thể được làm bằng gỗ, nên chỉ cần một bất cẩn nhỏ trong nấu nướng hay sinh hoạt của người dân cũng có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc. Không gian chật chội bên trong dường như là không đủ, họ đưa bếp và vật dụng ra hành lang để tiện cho mọi hoạt động.
Cách đây 7 năm, sáng ngày 26/8/2012 tại khu tập thể gỗ trên phố Hàm Tử Quan (cũng thuộc phường Chương Dương) đã xảy ra một đám cháy khiến một cụ già tử vong, 36 gia đình mất nhà, cả trăm gia đình đang sống trong những khu tập thể gỗ khác trở nên lo lắng, sợ hãi.
Trong vòng 70 năm xoay vần, có những hộ dân đã chuyển đi...
... nhưng cũng có những thế hệ bám trụ nơi đây gần cả một đời người.
Trí thức trẻ