MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khủng hoảng lương thực ngày càng trầm trọng, các nước nghèo trước viễn cảnh "chạy ăn từng bữa"

02-04-2022 - 08:38 AM | Tài chính quốc tế

Khủng hoảng lương thực ngày càng trầm trọng, các nước nghèo trước viễn cảnh "chạy ăn từng bữa"

Theo Syngenta Group, an ninh lương thực toàn cầu đang phải đối mặt với “những mối đe dọa nghiêm trọng” từ sự kết hợp của giá cả tăng vọt, tình trạng thiếu phân bón và nguy cơ suy giảm sản lượng do chiến sự ở Ukraine.

Ngay cả trước khi xảy ra xung đột, thế giới đã rơi vào khủng hoảng lương thực do giá các mặt hàng chủ lực tăng cao và nạn đói ngày càng gia tăng. Trong tình hình chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đang gây khó khăn cho xuất khẩu của châu Âu, Tập đoàn công nghệ nông nghiệp hàng đầu thế giới Syngenta cho biết họ đang cung cấp hạt giống và các sản phẩm bảo vệ thực vật cho nông dân trong khu vực để sản xuất lương thực.

"Hoạt động kinh doanh của chúng tôi ở Ukraine lúc này không phải vì lợi nhuận; đó là việc cung cấp các đầu vào nông nghiệp rất cần thiết theo hình thức tín dụng với rủi ro vỡ nợ cao," một phát ngôn viên của công ty trả lời các câu hỏi. "Hàng hóa mà chúng tôi vận chuyển không được bảo hiểm để chống lại tổn thất nữa. Chúng tôi nhận thức được và chấp nhận những rủi ro cao này và tin rằng đó là điều đúng đắn cần làm."

Syngenta đã được China National Chemical Corp., hay ChemChina, mua lại với giá 43 tỷ USD vào năm 2017. Điều này đánh dấu sự tiếp quản nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc cho đến nay. Syngenta đã công bố kế hoạch niêm yết 10 tỷ USD trên sàn Nasdaq phiên bản Trung Quốc ở Thượng Hải. Người phát ngôn cho biết kế hoạch vẫn đang được thực hiện cho đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra mắt công chúng vào năm nay.

Đánh giá về việc Bắc Phi và các khu vực khác thiếu lương thực đáng kể, của ông Joe Glauber - cựu chuyên gia kinh tế trưởng của Bộ Nông nghiệp Mỹ nói: "Tôi nghĩ bạn phải nhớ rằng cuộc xung đột này diễn ra vào thời điểm nguồn cung đã vốn khan hiếm. Dự trữ toàn cầu đối với cây trồng ở mức khá thấp và giá lại ở mức cao nhất trong vài năm. Cuộc xung đột này càng làm trầm trọng thêm điều đó, đặc biệt là đối với lúa mì – lương thực quan trọng của người dân ở Bắc Phi và Trung Đông".

ông Glauber cho rằng dùng từ "thiếu hụt" có lẽ không đúng lắm. Không có nhiều lúa mì trên thế giới nhưng sẽ có đủ. Còn vấn đề chính là nó sẽ rất đắt. Không chỉ là có khả năng tiếp cận lương thực phẩm gặp khó khăn còn có khả năng chi trả cũng đáng đau đầu.

Theo ông, chính phủ ở các quốc gia ở Bắc Phi sẽ can thiệp vào. Các quốc gia có đủ khả năng sẽ trợ giá bánh mì. Tuy nhiên, ở những quốc gia như Yemen, nơi nhập khẩu gần như 100% lúa mì và có rất ít dự trữ, lại đang xảy ra cuộc nội chiến. Vậy nên, họ sẽ cần viện trợ nhân đạo. Giá cả đã tăng rất nhiều. Điều quan trọng mà chính phủ có thể làm là không làm tình hình tệ hơn. Đừng đưa ra những hạn chế về xuất khẩu, đừng lặp lại những điều mà chúng ta đã thấy trong quá khứ.

Nga và Ukraine là nhà cung cấp phân bón lớn trên toàn cầu. Ông Glauber hy vọng các biện pháp trừng phạt sẽ không nhằm vào phân bón vì ông nghĩ rằng trước hết, thế giới cần duy trì năng được suất cao bởi vì loài người cần ngũ cốc ngay bây giờ.

Ông Glauber cho biết: "Mọi người có thể nhớ lại bài học mùa xuân Ả Rập. Chúng ta đã có những cuộc bạo động về lương thực vào năm 2007, 2008. Khi mà lương thực chiếm một lượng lớn chi tiêu của các hộ gia đình, họ sẽ cố gắng giữ giá cả ở mức hợp lý. Đối với các quốc gia ở Bắc Phi, nơi phụ thuộc nhiều vào lúa mì, việc giá quá cao là một điều khó khăn."

Ông nói thêm: "Chúng tôi đã thu hoạch vụ mùa vào năm ngoái nhưng vẫn chưa bán ra thị trường. Chúng tôi vẫn phải thu hoạch tất cả lúa mì được được trồng vào mùa thu năm ngoái và sẽ được tung ra thị trường vào tháng 6 và tháng 7. Điều đó sẽ đòi hỏi nhiên liệu diesel và nhân lực."

https://cafef.vn/khung-hoang-luong-thuc-ngay-cang-tram-trong-cac-nuoc-ngheo-truoc-vien-canh-chay-an-tung-bua-20220401160915717.chn

Minh Phương

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên