MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khủng hoảng năng lượng "giáng đòn" mạnh vào nền kinh tế lớn nhất châu Âu: Đức cảnh báo tình trạng xấu

21-11-2022 - 09:33 AM | Tài chính quốc tế

Nhà máy lọc dầu Schwedt phụ thuộc nhiều vào dầu thô của Nga. Ảnh: Bloomberg

Nhà máy lọc dầu Schwedt phụ thuộc nhiều vào dầu thô của Nga. Ảnh: Bloomberg

Đức cảnh báo về tình trạng thiếu dầu cục bộ khi lệnh cấm khí đốt của Nga sắp có hiệu lực trên toàn EU.

Cảnh báo của Đức

Financial Times nhận định, đây là một dấu hiệu mới nhất cho thấy sự gián đoạn mà cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu gây ra đang tàn phá nền kinh tế lớn nhất lục địa.

Bộ Kinh tế Đức đã đưa ra lời cảnh báo khi trả lời cho các câu hỏi của nhóm nghị sĩ bảo thủ về vấn đề an ninh năng lượng ở Đông Đức, nơi có 2 nhà máy lọc dầu lớn phụ thuộc nhiều vào dầu thô của Nga. Đức, quốc gia đặc biệt bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc cạnh tranh với Điện Kremlin vì phụ thuộc vào khí đốt và dầu mỏ của Nga, sẽ cùng một số quốc gia khác ngừng nhập khẩu dầu thô bằng đường ống từ ngày 5/12.

Khủng hoảng năng lượng giáng đòn mạnh vào nền kinh tế lớn nhất châu Âu: Đức cảnh báo tình trạng xấu - Ảnh 1.

Schwedt - một trong những nhà máy lớn nói trên - là nhà cung cấp xăng dầu diesel, dầu hỏa và nhiên liệu chính cho nền kinh tế khu vực, phục vụ những người tiêu dùng lớn tại địa phương như sân bay quốc tế Berlin.

Trong phản hồi của mình, chính phủ Đức đã nêu chi tiết những nỗ lực nhằm đa dạng hóa Schwedt khỏi việc nhập khẩu dầu của Nga. Tuy nhiên, Đức cũng thừa nhận rằng lệnh cấm vận có thể gây ra vấn đề cho nền kinh tế phía đông nước Đức.

"Tùy thuộc vào tình hình, không thể loại trừ tình trạng thiếu nguồn cung cục bộ tạm thời và tăng giá khí đốt," các bộ trưởng cho biết.

Phản hồi của Đức so sánh tình trạng này với tình trạng ở miền nam nước Đức trong mùa hè khi nhiệt độ đột ngột tăng khiến mực nước trên sông Rhine giảm mạnh, làm gián đoạn hoạt động vận chuyển và đẩy chi phí vận chuyển trên tuyến đường thủy thương mại quan trọng của châu Âu.

Nguồn cung thay thế

Các biện pháp trừng phạt của EU đối với xuất khẩu dầu mỏ của Nga bằng đường biển có hiệu lực vào 5/12 và là một phần quan trọng trong nỗ lực của khối nhằm gây ảnh hưởng tới Nga.

Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc đã đàm phán miễn trừ tạm thời khỏi lệnh cấm, với lý do họ thiếu các lựa chọn thay thế dầu mỏ của Nga. Cả ba đều phụ thuộc rất nhiều vào đường ống Druzhba chạy trực tiếp từ Nga.

Vào tháng 9, chính phủ đã có những động thái quyết liệt khi giành quyền kiểm soát Schwedt từ chủ sở hữu của nó là tập đoàn dầu mỏ khổng lồ của Nga Rosneft.

Bộ cho biết đối với các nhà máy lọc dầu PCK Schwedt và TRM Leuna, dầu được cung cấp qua đường ống Druzbha, việc thay thế các nguồn cung cấp khác là “thách thức nhưng có thể kiểm soát được”, đồng thời cho biết thêm rằng chi phí vận chuyển khí đốt sẽ tăng lên.

Đức cho biết, Schwedt hiện đang cố gắng đảm bảo nguồn cung cấp thay thế thông qua hai đường ống khác nhau – một chạy từ cảng Rostock của Đức ở Biển Baltic và một từ cảng Gdansk của Ba Lan.

Đường ống Rostock-Schwedt “đang và vẫn là một trụ cột quan trọng trong việc cung cấp dầu thô không phải của Nga cho [nhà máy lọc dầu Schwedt]”. Đường ống này hiện có thể bơm 5-6,8 triệu tấn dầu mỗi năm cho nhà máy Schwedt nhưng việc nâng cấp đường ống dự định sắp diễn ra sẽ nâng công suất của nó lên khoảng 9 triệu tấn mỗi năm.

Hồi tháng 9 chính phủ đã công bố rằng họ sẽ cung cấp 400 triệu euro để tài trợ cho việc nâng cấp nhà máy.

Minh Phương

Nhịp Sống Thị Trường

Trở lên trên