MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

3 lý do nhu cầu vàng tăng mạnh ở châu Á

01-08-2014 - 08:43 AM |

Trên thực tế, nhu cầu vàng chỉ riêng ở Đông Nam Á đã tăng tới 250% trong thập kỷ qua, so với mức tăng nhu cầu khoảng 50% trên toàn cầu trong cùng kỳ.

Ngày 25/6 vừa qua Singapore đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa hợp đồng bán buôn vàng lô 25 kg vào giao dịch trên sàn.

 Như vậy cả nhà cung cấp và người sử dụng vàng hàng thực (physical) từ nay có thể mua 25 kg vàng trên Sàn giao dịch Singapore sáu lần mỗi ngày, theo giá thị trường. Hợp đồng dự kiến sẽ được mua bán trực tiếp tại Singapore từ tháng 9 tới, và lần đầu tiên trong lịch sử giao dịch châu Á, vàng được đúc thỏi lớn như vậy để bán buôn.

“Nhu cầu vàng physical trên thị trường châu Á rất mạnh là động lực chính để thực hiện các hợp đồng giao dịch,”, Hội đồng Vàng Thế giới cho biết. “Với hợp đồng này, các nhà cung cấp vàng có thể kết nối hiệu quả hơn với khách hàng châu Á.”

Trên thực tế, nhu cầu vàng chỉ riêng ở Đông Nam Á đã tăng tới 250% trong thập kỷ qua, so với mức tăng nhu cầu khoảng 50% trên toàn cầu trong cùng kỳ.

Dưới đây là 3 lý do giải thích vì sao nhu cầu vàng ở châu Á mạnh đến vậy:

1. Loại trang sức phổ biến

Xu hướng sử dụng đồ trang sức bằng vàng ở châu Á đã rất phát triển trong thập kỷ qua, với các sản phẩm như dây chuyền vàng, vòng cổ vàng, nhẫn vàng… đặc biệt khi tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc tăng nhanh.

Trong quý I/2014, nhu cầu vàng trang sức toàn cầu tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 570 tấn, mức cao nhất trong quý I kể từ 2005, theo số liệu thống kê của Hội đồng Vàng Thế giới.

Về trị giá, tiêu thụ vàng trang sức thế giới quý I năm nay vào khoảng 23,7 tỷ USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đó là bởi giá vàng giảm. So sánh nhu cầu vàng quý I trung bình 5 năm qua là 512 tấn, trị giá 22,7 tỷ USD.

Nhu cầu vàng trang sức quý I tăng mạnh là bởi lực mua mạnh mẽ và văn hóa tặng quà ở Trung Quốc trong dịp Tết cũng như ngày Valentine. Chỉ riêng trong 2 dịp này nhu cầu ở Trung Quốc đã tăng 10% so với cùng dịp năm ngoái mặc dù tăng trưởng kinh tế dự báo sẽ giảm tốc.

Ở những quốc gia châu Á khác, nhu cầu vàng trong quý I tăng 9% tại Indonesia và 3% tại Việt Nam so với cùng quý năm ngoái.

2. Nơi tài sản ẩn trú an toàn tránh rủi ro

Vàng thường tăng giá khi các thị trường trở nên bất ổn. Nguyên nhân bởi các nhà đầu tư thường chuyển vốn sang vàng khi dự báo sẽ có khủng hoảng. Ví dụ năm ngoái, nhu cầu vàng thỏi và vàng xu của các nhà đầu tư tăng lên mức cao kỷ lục chưa từng có trong lịch sử là 1.654 tấn bởi dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt dầu rút dần gói kích thích kinh tế và tăng lãi suất.

Hồi tháng 3, giá vàng lại tăng lên mức cao kỷ lục trong năm do lo ngại gia tăng khi bùng nổ khủng hoảng ở Ucraina.

Hiện giá vàng lại một lần nữa tăng khi bạo loạn có dấu hiệu tăng lên ở Iraq gây lo ngại cho các nhà đầu tư. Cả Mỹ và Iran đều đã phái quân tới Iraq trong bối cảnh chiến sự căng thẳng ở nước này.

3. Được sử dụng bởi lĩnh vực công nghệ

Do tính chất dẫn nhiệt và khả năng chống ăn mòn vượt trội, vàng được sử dụng trong hàng loạt các sản phẩm và thiết bị điện tử, bao gồm máy vi tính, điện thoại, điện thoại di động, và các thiết bị gia dụng.

Vì không bị ăn mòn nên vàng cũng được sử dụng trong ngành nha khoa từ nhiều thế kỷ nay, và hợp kim vàng vẫn đang được sử dụng rộng rãi. Trong khi đó, các loại dược phẩm có chứa vàng cũng ngày càng được phát triển nhiều để điều trị các bệnh như viêm khớp dạng thấp và hiện đang được nghiên cứu trong vai trò thuốc điều trị bệnh ung thư.

Vàng cũng làm tăng tốc độ các phản ứng hóa học mà không bị tiêu hao. Trên thực tế, NASA đã bảo vệ phi hành đoàn của họ tránh bức xạ và nhiệt bằng một lớp vàng.

Tuy nhiên, nhu cầu vàng trong lĩnh vực công nghệ đã giảm nhẹ 4% trong quý I bởi giá tăng gây áp lực về chi phí.

>>> Giá vàng tháng 7 giảm mạnh nhất kể từ đầu năm

Vân Chi

hangnt

Businessinsider

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên