Kinh doanh trực tuyến, có như bạn tưởng?
Với sự nở rộ của hàng loạt nền tảng thương mại điện tử, nhiều người bán hàng cho rằng mình nên tham gia trên mọi mặt trận để hưởng lợi từ mọi nền tảng, tránh bỏ sót khách hàng.
Nếu mấy năm trước, bán hàng Facebook chiếm ưu thế lớn thì giờ đây, các thuật toán liên tục thay đổi đã mang lại không ít khó khăn cho nhà bán hàng.
Thay vào đó, các sàn giao dịch thương mại điện tử lại đang dần khẳng định vai trò quan trọng của mình. Người mua dễ dàng tìm được mặt hàng mình cần. Người bán dễ quản lý sản phẩm, quảng bá và được hưởng lợi từ các chương trình kích cầu của trang. Nhưng kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử sao cho hiệu quả, gian hàng của mình được nhiều người biết tới, chọn mua và tin tưởng lại là bài toán kinh doanh không phải người bán nào cũng nắm bắt được.
Anh Trần Thiệt – Giám đốc ngành hàng Nhà cửa & Đời sống và ngành hàng Mẹ và Bé của Shopee, với 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử chia sẻ những kinh nghiệm, thách thức và cơ hội cho người kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử thời 4.0.
Anh đánh giá thế nào về xu hướng kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử thời nay?
Kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử không còn là một xu hướng mới manh nha mà đã trở thành một hình thức kinh doanh độc lập, có sức ảnh hưởng đến thị trường.
Trước đây, các chủ hàng chỉ bán online trên website của mình, sau đó chuyển sang các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram để dễ tiếp cận được với người dùng. Nhưng sự thay đổi cách hiển thị của Facebook cùng sự bão hoà của các trang bán hàng đã khiến các chủ hàng dần dịch chuyển sang các nền tảng thương mại điện tử, nhất là khi các trang thương mại điện tử ngày càng hỗ trợ nhà bán hàng tiếp cận khách hàng nhiều hơn.
Với sự nở rộ của rất nhiều nền tảng thương mại điện tử, nhiều người bán chọn cách “không bỏ trứng vào một giỏ", đầu tư dàn trải trên nhiều kênh để thu hút khách hàng, không sót cơ hội nào. Anh đánh giá như thế nào về lựa chọn này?
Lựa chọn nhiều kênh bán hàng, hay duy nhất một kênh đều là quyền của người bán. Điều quan trọng là tối ưu hoá sao cho công sức mình bỏ ra tỷ lệ thuận với thành quả thu về. Nếu mất công đầu tư vào một trang bán hàng mà chỉ thu về vài đơn hàng thì thà mạnh dạn bỏ qua để tập trung thêm cho kênh khác chuyên nghiệp và mạnh mẽ hơn.
Hơn nữa, mỗi sàn thương mại điện tử sẽ có đặc thù khác nhau. Nếu bạn tự tin mình làm tốt tất cả các nền tảng thì hãy phủ sóng. Còn nếu bạn quen tay hơn với một vài kênh bán hàng, hãy làm thật tốt trên kênh đó. Có nguyên tắc “Không bỏ trứng vào một giỏ" nhưng cũng có câu “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề" nên người bán là người hiểu mình nhất và tự cân nhắc thôi.
Tập trung vào một nền tảng còn mang lại cho bạn một ưu điểm quan trọng thời buổi dịch vụ này - chăm sóc khách hàng thân thiết tốt hơn. Có như vậy, lượng khách hàng trung thành của bạn mới ổn định và tăng dần, thay vì chỉ đến vì giá rồi lại ra đi không bao giờ quay lại.
Làm sao để người bán chọn được nền tảng thương mại điện tử hợp với mình?
Để nền tảng thương mại điện tử phát huy được hiệu quả, người bán trước hết phải hiểu cách vận hành của nền tảng đó và tích lũy các kinh nghiệm bán hàng để hòa nhập và tận dụng những ưu điểm của nền tảng đó.
Sau đó, bạn nên tận dụng các chương trình ưu đãi, chương trình hỗ trợ kích cầu của các sàn thương mại điện tử dành cho người kinh doanh. Những chương trình này giúp gian hàng tăng doanh số, tăng nhận diện, thu hút các khách hàng mới rất hiệu quả.
Việc tham gia các chiến dịch marketing, chương trình kích cầu mang lại doanh thu lớn đột biến cho gian hàng, nhưng chắc chắn nảy sinh các vấn đề. Anh có thể chia sẻ các khó khăn gian hàng có thể gặp phải và cách giải quyết?
Sự gia tăng đột biến các đơn hàng chính là cơ hội và thách thức. Nhiều người bán hàng không thể hoàn thành được các đơn hàng, giao hàng trễ hoặc hết hàng trong kho khi số đơn hàng đổ về quá nhiều, biến động lớn so với những ngày thường.
Chính vì vậy, bạn cần chuẩn bị tinh thần và nguồn lực thật tốt trong những ngày đắt khách này, như dự đoán số lượng đơn hàng gia tăng như thế nào (dựa trên các chương trình từng chạy trước đó, tham khảo sự tư vấn từ chính nền tảng thương mại điện tử); chuẩn bị kho bãi, quản lý hàng tồn; nhân sự đóng gói và các khâu liên quan để chạy chương trình khuyến mãi thật trơn tru.
Bản thân các sàn thương mại điện tử, như Shopee rất tận tình trong việc hỗ trợ thông tin cho người bán trong quá trình tham gia, từ quy trình tham gia, tư vấn đơn hàng, dự đoán số lượng, cách quản lý kho bãi. Người bán đừng quên tìm đến nhân viên tư vấn của sàn thương mại điện tử để được hướng dẫn, nhập cuộc thật tốt.
Giữa một sàn giao dịch thương mại điện tử với vô vàn gian hàng, anh có bí quyết gì để các gian hàng trở nên nổi bật, được khách hàng chú ý hơn?
Hình ảnh, thiết kế chính là thứ đầu tiên “đập” vào mắt khách hàng. Bạn nên cung cấp ảnh thật, hình ảnh đẹp, thông tin sản phẩm chi tiết để người xem cảm giác an tâm như được xem sản phẩm thật. Chỉ với 3 giây lướt qua màn hình, hãy làm thế nào để gian hàng của mình để lại ấn tượng tốt với khách hàng giữa một rừng sản phẩm na ná nhau.
Bên cạnh đó, hình ảnh đẹp hay các chương trình kích cầu kéo khách về với gian hàng của bạn, nhưng để khách ở lại và gắn bó, chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng mới là yếu tố cốt lõi. Đừng quên trực tiếp tương tác với khách hàng của mình bằng các hình thức mà nền tảng thương mại điện tử cung cấp như nhắn tin, đánh giá để khách hàng nhớ đến gian hàng của bạn nhiều hơn.
Bản thân Shopee hỗ trợ người bán như thế nào để việc kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử trở nên thuận lợi hơn?
Là một nền tảng thương mại điện tử mới nhưng Shopee ngày càng được các người bán hàng tin dùng nhờ các chính sách hỗ trợ người bán tối ưu. Các chương trình kích cầu diễn ra thường xuyên, đánh trúng tâm lý người bán với hình thức phong phú như giảm giá kịch sàn, giảm giá chớp nhoáng (flash sale), mã giảm giá, tích điểm Shopee xu để khách hàng luôn hào hứng với việc mua sắm, tăng số khách hàng vãng lai.
Trong chương trình khuyến mãi sắp tới 11.11 Siêu Sale, Shopee giới thiệu đến người dùng 21 ngày sale theo các chủ đề khác nhau. Những chương trình sale của Shopee đều rất tâm lý, từ các ngày lễ đặc biệt đến các ngành hàng cho từng nhóm khách hàng như mẹ bỉm sữa, các cô nàng thích thời trang, anh chàng mê công nghệ. Những ngày sale ở Shopee chính là những ngày hội, râm ran trong cộng đồng mua sắm.
Trong chương trình khuyến mãi gần đây 9.9 Ngày Siêu Mua Sắm, hơn 99,999 sản phẩm từ trang Shopee được bán ra trong vòng chưa đến 9 phút. Chính vì thế, trong đợt khuyến mãi 11.11 này, các nhà bán hàng đừng bỏ lỡ cơ hội nâng cao doanh số của mình
Anh có lời khuyên nào cho các nhà bán hàng có thể nâng cao doanh số trong đợt khuyến mãi 11.11 sắp tới này?
Tại Shopee, chúng tôi khuyến khích nhà bán hàng: Thường xuyên cập nhật sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng và giá cả cạnh tranh. Nghiên cứu giá cả bằng cách tìm kiếm trên Shopee và trên các sàn thương mại điện tử khác theo từ khoá sản phẩm, tên sản phẩm, lọc kết quả theo top bán chạy và theo dõi các chương trình khuyến mãi. Nhà bán hàng cũng cần chăm chút cho gian hàng như đặt tên cho sản phẩm đúng, thông tin chi tiết, hình ảnh bắt mắt.
Các nhà bán hàng nên tận dụng các chương trình ưu đãi, chương trình hỗ trợ kích cầu của các sàn thương mại điện tử dành cho người kinh doanh. Những chương trình này giúp gian hàng tăng doanh số, tăng nhận diện, thu hút các khách hàng mới rất hiệu quả.
Ngoài ra, Shopee còn hỗ trợ nhà bán hàng quảng bá sản phẩm bằng tính năng đẩy sản phẩm, để thu hút nhiều khách hàng quan tâm hơn. Nhà bán hàng có thể quảng bá sản phẩm của mình bằng cách đẩy tối đa 5 sản phẩm/lần, mỗi lần cách nhau 4 tiếng.
Bên cạnh đó, Shopee còn có đội ngũ giao nhận chuyên nghiệp giúp việc giao hàng của các gian hàng trở nên nhanh, chuyên nghiệp hơn nhiều so với việc tự vận hành, tìm shipper…Đội ngũ nhân viên của Shopee cũng luôn rất nhiệt tình hỗ trợ, hướng dẫn để những người mới tập tành kinh doanh không bỡ ngỡ, nhanh chóng hoà nhập với cộng đồng bán hàng trên Shopee, biến việc kinh doanh trở thành một đam mê.