MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kinh nghiệm xử lý tài khoản khi công ty chứng khoán giải thể

Cụm từ giải thể nghe không còn mấy xa lạ với nhà đầu tư nhưng một công ty chứng khoán-lại là công ty chứng khoán khá lớn-giải thể sẽ liên đới đến rất nhiều con người.

Cụm từ giải thể nghe không còn mấy xa lạ với nhà đầu tư nhưng một công ty chứng khoán-lại là công ty chứng khoán khá lớn-giải thể sẽ liên đới đến rất nhiều con người. Đối với nhà đầu tư, mối liên đới lớn nhất đó là tài khoản đang mở tại công ty chứng khoán nên được xử lý như thế nào.

Thực tế, với những nhà đầu tư bám trụ lâu trên thị trường chứng khoán sẽ không mấy xa lạ với việc một công ty chứng khoán bị giải thể. Lịch sử thị trường chứng khoán Việt đã có nhiều công ty chứng khoán giải thể như Chứng khoán Âu Việt (mã chứng khoán AVS); Chứng khoán STSC (tiền thân là Chứng khoán Saigon Tourist); Chứng khoán Chợ Lớn; Chứng khoán Sen Vàng (OTC-GLS); Chứng khoán Sao Việt (SVS)…

Thực tế, vì tài khoản chứng khoán để lâu không dùng, có người vì bận rộn không đọc kịp thông tin, có người thì đọc tin nhưng vì tài khoản còn ít nên cũng "ngại" tìm hiểu cách xử lý tài khoản...nên không ít người mãi vài tháng, vài năm sau khi công ty chứng khoán giải thể mới đi tìm hiểu xem nên làm thế nào.

Sau đây là những điểm chính nhà đầu tư cần biết trong trường hợp công ty chứng khoán giải thể:

-Hãy yên tâm, cổ phiếu, tiền trong tài khoản của bạn không mất đi đâu cả. Thông thường, một công ty chứng khoán muốn giải thể thì cần Đại hội cổ đông thông qua, cần UBCKNN chấp thuận...Rất nhiều "con mắt" dõi theo cả quá trình giải thể nên bạn không lo công ty xóa sổ thì tài khoản của bạn mất đi. Phương án giải thể của hầu hết các công ty chứng khoán đều sẽ có 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Chuyển tài khoản của nhà đầu tư đến một Công ty chứng khoán A nào đó theo thỏa thuận giữa công ty chứng khoán giải thể và Công ty chứng khoán A. Việc chuyển giao này thông thường sẽ được công ty chứng khoán giải thể làm rất cẩn thận và bên tiếp nhận cũng rất cẩn thận. Thông thường, nhân viên (thường là môi giới) của công ty chứng khoán giải thể sẽ gọi điện đến từng nhà đầu tư và thông báo việc chuyển giao tài khoản này.

Công ty chứng khoán A (bên nhận chuyển giao) thông thường cũng rất sốt sắng vì chẳng mấy khi họ được tiếp nhận rất nhiều khách hàng/khách hàng tiềm năng như thế này. Thay vì phải đi "sale" mới, họ chỉ cần tiếp nhận và chăm sóc.

Trường hợp 2: Nếu nhà đầu tư không muốn chuyển tài khoản đến công ty chứng khoán tiếp nhận như trên thì công ty giải thể sẽ phải hỗ trợ hết sức để nhà đầu tư chuyển được toàn bộ tiền, danh mục...đến một tài khoản bất kỳ tại công ty chứng khoán khác do nhà đầu tư chỉ định.

Thủ tục chuyên giao thường cũng không có gì phức tạp. Nhà đầu tư chỉ cần mang hợp đồng mở tài khoản tại công ty chứng khoán khác+CMND đến công ty chứng khoán giải thể và yêu cầu nhân viên môi giới tại công ty chứng khoán giải thể chuyển giao toàn bộ tài khoản sang tài khoản mới.

-Chuyển tài khoản có thể làm bất cứ lúc nào, không nhất thiết phải chờ đến khi giải thể mới chuyển. Như trên chúng tôi đã nói, tiền, cổ phiếu trong tài khoản của bạn không mất đi đâu cả nhưng nếu sắp xếp được thời gian sớm thì nhà đầu tư hoàn toàn có thể đóng tài khoản, chuyển giao tài khoản sớm. Việc đóng tài khoản, chuyển giao tài khoản là việc hết sức bình thường-kể cả khi công ty chứng khoán nơi bạn mở tài khoản không giải thể.

-Đừng nên bỏ qua việc chuyển giao tài khoản trong thời gian được thông báo: Khi công ty giải thể xong hoàn toàn thì phát sinh vấn đề gì sẽ rất khó giải quyết nếu như không muốn nói là "kiện củ khoai". Vì thế, nhà đầu tư hãy chắc chắn rằng tài khoản của mình đã được chuyển giao không còn khúc mắc gì, đã được kiểm tra kỹ ở công ty tiếp nhận trước khi công ty chứng khoán bị giải thể hoàn tất mọi thủ tục giải thể.

Phương Chi

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên