MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kinh tế Đức 'hắt hơi', cả châu Âu rúng động

15-08-2019 - 11:45 AM | Tài chính quốc tế

Số liệu GDP chính thức quý II/2019 của Đức giảm 0,1%.

Mới đây, số liệu GDP chính thức quý II/2019 của Đức giảm 0,1%, đẩy lên mối lo ngại rằng quốc gia này sẽ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, đồng thời khiến tăng trưởng của khu vực đồng Euro (Eurozone) bị giảm tốc.

Sự suy giảm này trái ngược với mức tăng trưởng 0,4% của quý I/2019 và Tổng cục thống kê Đức (FSO) cho biết nguyên nhân chính là do thương mại lẫn ngành xây dựng giảm tốc.

Báo cáo của FSO cũng cho thấy chiến tranh thương mại Mỹ-Trung cùng với việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi Brexit là những yếu tố chính tác động đến nền kinh tế Đức. Hiện Anh đang là thị trường xuất khẩu xe hơi lớn nhất của Đức nhưng nước này lại đang có quý tăng trưởng âm lần đầu tiên trong 7 năm qua.

Kinh tế Đức hắt hơi, cả châu Âu rúng động - Ảnh 1.

Kinh tế Đức đang giảm tốc

Trong khi đó, số đơn hàng mới của ngành công nghiệp Đức hiện đang giảm với tốc độ nhanh nhất 10 năm qua.

Chính điều này đã khiến Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tuyến bố sẽ tung ra các gói kích thích kinh tế, bao gồm cắt giảm lãi suất. Trong quý II/2019, toàn nền kinh tế Eurozone chỉ tăng trưởng 0,2%.

Sự suy giảm GDP quý II/2019 cũng chấm dứt thời kỳ vàng son của nền kinh tế lớn nhất châu Âu với đà tăng trưởng liên tục bình quân 0,5% hàng quý. Dẫu vậy, sự suy giảm này đã được dự đoán trước khi từ cuối năm 2018, nền kinh tế Đức đã phải vật lộn với sự trì trệ cũng như mức tăng trưởng quanh mốc 0%.

Hiện rất nhiều chuyên gia kinh tế và Liên đoàn công nghiệp Đức (FGI) đã hối thúc Thủ tướng Angela Merkel nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng nhưng bị nhà lãnh đạo này từ chối.

Kinh tế Đức hắt hơi, cả châu Âu rúng động - Ảnh 2.

Thị trường xe hơi lớn nhất của Đức là Anh có mức tăng trưởng quý âm đầu tiên trong 7 năm

Chính quyền Berlin dự báo nền kinh tế sẽ chỉ tăng trưởng 0,5% trong năm nay nhưng lại từ chối nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm giảm nợ công, hiện đã ở mức trần theo quy định của EU là 60% GDP. Dẫu vậy một số chuyên gia cho rằng kinh tế Đức vẫn còn hy vọng bởi thị trường vẫn đang hưởng lợi từ đợt cắt giảm thuế năm 2018.

Thêm nữa, người tiêu dùng Đức đang chi tiêu khá tốt nhờ kinh tế vẫn đang đi lên, tỷ lệ thất nghiệp cực thấp và mức lương được tăng.

Theo AB

Nhịp Sống Kinh Tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên