Kinh tế toàn cầu bấp bênh giữa suy thoái và hạ cánh mềm
Nền kinh tế thế giới đang bắt đầu một năm mới với những dấu hiệu lạc quan dù điều đó không đảm bảo rằng 2023 sẽ kết thúc trong êm đẹp.
- 11-01-2023Ngân hàng Thế giới: Cảnh báo u ám cho kinh tế toàn cầu
- 11-01-2023Gồm toàn những nền kinh tế hàng đầu thế giới nhưng ở nơi đây, an nhàn tuổi về hưu đang ngày càng trở thành điều xa xỉ
- 10-01-2023Kinh tế toàn cầu u ám, xe sang Rolls-Royce vẫn bán ào ào
- 10-01-2023Thu được nhiều tiền hơn dự kiến, một nền kinh tế châu Á thưởng tết cho toàn bộ 23 triệu dân, mỗi người được gần 5 triệu VNĐ
- 08-01-2023Kinh tế Ukraine sụt hơn 30% trong năm 2022: Những hệ thống "xương sống" nào đang nâng đỡ cả nền kinh tế trước suy thoái?
Nhiều yếu tố khác nhau, từ việc nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại sớm hơn dự kiến, mùa đông ấm áp bất thường giúp giải cơn khát năng lượng tại châu Âu và lạm phát của Mỹ giảm, đang phần nào xua tan phần nào những u ám đang bao trùm thị trường tài chính. Thậm chí, nó còn gieo hy vọng kinh tế toàn cầu sẽ tránh được suy thoái – điều mà hầu hết các chuyên gia kinh tế đều đồng thuận – trong năm 2023 này.
Tuy nhiên, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng trung ương châu Âu và một số nền kinh tế khác, vẫn đang tiếp tục đẩy lãi suất lên cao hơn. Chính vì thế, nguy cơ suy thoái vào cuối năm 2023 chưa thể bị loại bỏ, đặc biệt là khi lạm phát không giảm nhiều như các ngân hàng trung ương kỳ vọng.
Chuyên gia kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs Group Inc. nói trong một hội thảo trực tuyến ngày 11/1 rằng: “Có một con đường băng hẹp để hạ cánh êm ái. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách sẽ phải rất cẩn trọng để có thể hướng cỗ máy kinh tế toàn cầu tới được đó”.
Hatzius đánh cược rằng họ sẽ thành công. Và dường như các nhà đầu tư cũng đang chia sẻ điều đó. Cổ phiếu ở các thị trường mới nổi đang lao dốc và giá trái phiếu doanh nghiệp đảo chiều tăng với hy vọng nền kinh tế thế giới sẽ thoát khỏi tình trạng lạm phát đáng sợ nhất nhiều thập kỷ mà không rơi vào lạm phát.
Hiện tại, áp lực về giá đang hạ nhiệt trên toàn cầu, một phần là do tăng trưởng chậm lại nhưng cũng xuất phát từ việc cởi trói cho chuỗi cung ứng, vốn chịu tác động của đại dịch và xung đột Nga – Ukraine. Chỉ số giá tiêu cùng của Mỹ (CPI), dù vẫn tăng 6,5% trong tháng 12 so với một năm trước nhưng đã lần đầu tiên trong 2,5 năm qua giảm so với tháng trước đó.
Lạm phát giảm sẽ hỗ trợ sức mua của người tiêu dùng, những người đã dành phần lớn năm 2022 để cân đo đong đếm chi tiêu khi mọi loại hàng hóa đều tăng vọt, từ năng lượng, thực phẩm tới tiền thuê nhà. Lạm phát thấp cũng cho phép các ngân hàng trung ương giảm tốc độ tăng lãi suất, qua đó xoa dịu nhà đầu tư trước mối quan ngại các nhà hoạch định chính sách sẽ đi quá xa và gây tổn hại cho thị trường.
Hiện tại, thị trường tin rằng FED sẽ tăng lãi suất 0,25% trong cuộc họp chính sách kết thúc vào ngày 1/2. Trước đó, FED tăng lãi 0,5% vào tháng 12 sau 4 lần liên tiếp tăng lãi suất 0,75%.
Đà tăng mạnh mẽ của đồng USD cũng đã hạ nhiệt. Điều này làm giảm bớt áp lực lên các ngân hàng trung ương khác trong việc phản ứng với tác động từ chính sách của FED lên nền kinh tế của họ.
Megan Greene, giám đốc kinh tế toàn cầu của Viện Kroll, cho rằng: “Chúng ta đã nhìn thấy đỉnh của đồng USD”.
“Với những gì đang diễn ra, nằm 2023 có lẽ vẫn là một năm yếu và nhiều gập gềnh với nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, triển vọng về nền kinh tế trong 12 tháng tới dường như đã tươi sáng hơn nhiều so với chính nó của vài tuần trước”, Tom Orlik, chuyên gia kinh tế trưởng của Bloomberg, cho biết.
Tham khảo: Bloomberg
Nhịp sống Thị trường