Kinh tế Việt Nam biến đổi như thế nào trong 6 tháng đầu năm?
GDP quý II đã khởi sắc nhưng vẫn thấp hơn so với kế hoạch đề ra, sản xuất công nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, số lượng doanh nghiệp mới được thành lập tăng mạnh... là những diễn biến chính của bức tranh kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2017.
- 29-06-2017Lạm phát 6 tháng đầu năm chỉ tăng 1,52%, thấp hơn mức kế hoạch
- 29-06-2017GDP quý II tăng 6,17%, khởi sắc hơn quý trước
- 27-06-2017Cơ cấu kinh tế Việt Nam so với 20 năm trước có thay đổi, nhưng nhìn kỹ lại không rõ!
- 27-06-2017Việt Nam hoàn toàn có thể đạt tăng trưởng 8 – 9%, thay vì loay hoay mức 6,7%, nếu…
GDP: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2017 ước tính tăng 5,73% so với cùng kỳ năm trước, trong đó quý I tăng 5,15%, quý II đã khởi sắc hơn quý I với tốc độ 6,17%. Tuy nhiên, mức này vẫn thấp so với kế hoạch 6,7% của cả năm.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng trong họp báo thường kỳ Chính Phủ hồi tháng 5 chia sẻ: “Kịch bản tăng trưởng: quý II - 6,26%, quý III - 7,29%, quý IV - 7,49%. Ba quý còn lại phải đạt tăng trưởng bình quân 7,1%”.
Sản xuất công nghiệp: Có nhiều chuyển biến tích cực. So với cùng kỳ năm trước, toàn ngành ước tính tăng 8,6%. Cụ thể: Chế biến chế tạo tăng 13,2%; Sản xuất và phân phối điện tăng 6,6%; Cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,4%; khai khoáng giảm 5,5%.
Tính chung 6 tháng, chỉ số công nghiệp tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 4,3%; quý II tăng 7,8%). Tuy thấp hơn mức tăng 7,2% của cùng kỳ 2016 nhưng cao hơn mức tăng 5,8% của 5 tháng đầu năm.
Tình hình hoạt động doanh nghiệp: Tính chung 6 tháng, có 61.276 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tổng vốn đăng ký là 596,2 nghìn tỷ đồng, tăng 12,4% về số doanh nghiệp và tăng 39,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 9,7 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, còn có 15.379 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm lên gần 76,7 nghìn doanh nghiệp.
Bán lẻ hàng hoá và tiêu dùng: Tính chung 6 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.924,1 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,4% (cao hơn mức tăng 8,1% của cùng kỳ năm 2016).
Khách du lịch đến Việt Nam: Tính chung 6 tháng, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 6.206,3 nghìn lượt người, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm trước. Khách đến từ châu Á đạt 4.572,7 nghìn lượt người, khách đến từ châu Âu đạt 979,3 nghìn lượt người, khách đến từ châu Mỹ đạt 434,4 nghìn lượt người.
Xuất khẩu: Tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 97,8 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 27 tỷ USD, tăng 13,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 70,8 tỷ USD, tăng 21%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2016.
Kim ngạch một số mặt hàng chủ lực (đơn vị: tỷ USD)
Cơ cấu hàng xuất khẩu (đơn vị: tỷ USD)
Thị trường xuất khẩu lớn:
Nhập khẩu hàng hóa: Tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt 100,5 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 39,9 tỷ USD, tăng 18,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 60,6 tỷ USD, tăng 28,3%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2017 tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch nhập khẩu chính: (đơn vị: tỷ USD)
Cơ cấu hàng nhập khẩu: (đơn vị: tỷ USD)
Thị trường nhập khẩu chính:
Tính chung 6 tháng năm 2017 nhập siêu 2,70 tỷ USD, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 12,92 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 10,22 tỷ USD.