KOTRA: DN Hàn Quốc đã rót 87,5 tỷ USD cho hơn 10.000 dự án tại Việt Nam tính đến tháng 6/2024
Lãnh đạo Tp.HCM nhấn mạnh công nghiệp là động lực mới để thúc đẩy tăng trưởng. Thành phố cũng sẽ đối thoại với 58 địa phương kết nghĩa ở nước ngoài, tham gia hiến kế phát triển vào tháng 9 tới đây.
- 19-07-2024Nhà đầu tư Hàn Quốc muốn xây tổ hợp thể thao và vui chơi giải trí lớn nhất châu Á tại Hạ Long, tổng vốn khoảng 1-2 tỷ USD
- 18-07-2024Khuyến khích doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào lĩnh vực đường sắt của Việt Nam
- 01-07-2024Doanh nghiệp Hàn Quốc tìm thấy cơ hội đầu tư hấp dẫn tại tỉnh Vĩnh Phúc
“Hàn Quốc đã vượt qua Trung Quốc để vươn lên vị trí số 1 về số lượng khách đến Việt Nam thời kỳ hậu Covid từ 2022 đến nay, và đứng thứ 3 về thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam”, thông tin đáng chú ý đưa ra tại Tuần lễ Quan hệ Đối tác Tăng cường Việt - Hàn 2024 do KOTRA – Cơ quan Xúc tiến Thương mại Đầu tư Hàn Quốc tổ chức tại Tp.HCM mới đây.
Năm 2023, gần 11.000 lao động Việt Nam được tuyển dụng làm việc tại Hàn Quốc, và dự kiến có khoảng 13.000 lao động Việt Nam tiếp tục tham gia thị trường này trong năm 2024.
Thực tế, Việt Nam và Hàn Quốc đã có nhiều cơ chế, khuôn khổ hợp tác tương đối đa dạng, bao gồm cả hợp tác đa ngành và chuyên ngành, đa phương và song phương, có thể kể đến là Diễn đàn Hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Cấp cao Á - Âu (ASEM), cơ chế hợp tác Mekong - Hàn Quốc…
Trao đổi mậu dịch song phương cũng tăng trưởng ngoạn mục từ con số khiêm tốn 500 triệu USD vào năm đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao, lên đến 87 tỷ USD năm 2022 và 76 tỷ USD năm 2023.
Riêng 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại hai nước đạt gần 39 tỷ USD. Hai nước đang hướng tới mục tiêu đạt kim ngạch 150 tỷ USD vào năm 2030.
Mặt khác, Hàn Quốc còn đang là đối tác số 1 của Việt Nam về đầu tư trực tiếp nước ngoài; đứng thứ 2 trong vai trò nhà tài trợ ODA song phương cho Việt Nam.
Số liệu từ KOTRA cho thấy, Việt Nam đang chiếm khoảng 20% tổng viện trợ của Hàn Quốc. Những lĩnh vực ưu tiên nhận ODA của Hàn Quốc là hạ tầng giao thông đô thị, giáo dục đào tạo, mội trường, năng lượng sạch, công nghệ thông tin. Đơn cử, tháng 6 năm ngoái, hai bên đã ký thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2023-2030 trị giá 2 tỷ USD để triển khai các dự án phát triển có quy mô lớn trong lĩnh vực giao thông, hạ tầng đô thị Việt Nam.
Tính đến hết năm 2023, viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc dành cho Việt Nam thông qua KOICA – Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc, đạt khoảng USD 600 triệu USD, và viện trợ vốn vay ưu đãi thông qua EDCF – Quỹ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Hàn Quốc, đạt gần 2,6 tỷ USD.
Về đầu tư, tính lũy kế đến tháng 6/2024, tổng đầu tư trực tiếp từ Hàn Quốc vào Việt Nam đạt gần 87,5 USD tỷ với hơn 10.000 dự án đầu tư, trong đó, đầu tư vào công nghiệp chế biến chế tạo chiếm gần 3/4 tổng vốn đăng ký và gần 1/2 tổng số dự án.
Cần nhấn mạnh, ngành công nghiệp nói chung cũng được xác định là mũi nhọn phát triển kinh tế. Riêng Tp.HCM, lãnh đạo Tp.HCM nhấn mạnh công nghiệp là động lực mới để thúc đẩy đầu tàu toàn quốc, cũng như nâng chất lượng sản phẩm cho thị trường nội địa. Lãnh đạo thành phố cũng sẽ đối thoại với 58 địa phương kết nghĩa ở nước ngoài, tham gia hiến kế phát triển vào tháng 9 tới đây.
Nửa đầu 2024, khu vực công nghiệp của Tp.HCM đạt quy mô hơn 152.800 tỷ đồng, tăng 5,64% so với cùng kỳ 2023. Theo đó, ngành công nghiệp đang đứng thứ hai về quy mô nền kinh tế Tp.HCM với đóng góp khoảng 18% GDP.
Theo chiến lược phát triển ngành công nghiệp đến 2030, tầm nhìn 2050, Tp.HCM xác định phát triển theo chiều sâu, công nghệ cao, sử dụng vật liệu mới, năng lượng xanh và phát triển bền vững.
Nhịp sống thị trường