KSB sẽ mua 1 triệu cổ phiếu quỹ với giá không quá 68.000 đồng/cp
Trước câu hỏi liệu KSB có phương án nào để “cứu giá cổ phiếu” không, lãnh đạo KSB trả lời, việc của công ty là tập trung phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và không bị cuốn theo những diễn biến trên thị trường chứng khoán.
- 03-08-2016Khoáng sản Bình Dương (KSB) tạm ứng cổ tức tỷ lệ 15% vào ngày 16/09
- 02-08-2016DRH đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu KSB
- 27-07-2016Dream House (DRH) sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại KSB lên tối thiểu 51% vốn điều lệ
- 21-07-2016KSB, DRH đồng loạt lên tiếng về việc cổ phiếu liên tiếp giảm sàn
Ngày 19/08 vừa qua, CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (Bimico, mã: KSB) đã tổ chức buổi Tọa đàm gặp gỡ nhà đầu tư. Đối với Bimico, câu hỏi lớn nhất mà nhà đầu tư đặt ra vẫn là mối quan hệ với CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (mã: TTF) khi mà scandal tại doanh nghiệp gỗ này là khởi đầu cho sự lao dốc của 3 cổ phiếu TTF – DRH và KSB.
Giá cổ phiếu KSB 6 tháng qua
Một lần nữa, KSB khẳng định không có mối quan hệ giữa với công ty của ông Võ Trường Thành. Cụ thể, sau đợt thoái vốn của SCIC, trong danh sách cổ đông mới, ban lãnh đạo KSB nhận thấy ông Thành sở hữu 600.000 cổ phiếu. Ông Võ Trường Thành là một doanh nhân đã kinh doanh ở Bình Dương gần 20 năm, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, có nhiều kinh nghiệm, có uy tín với tỉnh Bình Dương. Trong khi đó, TTF và KSB có Ban điều hành là những người ở tỉnh Bình Dương. Chính vì thế, ông Thành đại diện cho nhóm cổ đông mới, được cổ đông đồng thuận đề cử làm chủ tịch KSB.
Trong thời gian đó KSB không biết có những vấn đề đang xảy ra với TTF. Khi thông tin được công bố lên báo chí rằng Công ty Gỗ Trường Thành có gặp sự cố, ban lãnh đạo KSB thấy rằng để tránh ảnh hưởng đến thương hiệu và uy tín của KSB, bèn trao đổi và ông Thành đồng ý rút khỏi vị trí Chủ tịch.
“Đối với ông Thành, việc bán cổ phiếu khi đầu tư có lời là chuyện rất bình thường cũng như các nhà đầu tư khác. Thời gian ông Thành làm chủ tịch KSB là từ cuối tháng 4 đến tháng 6, trong thời gian này, mức độ đóng góp của ông Thành là tương đối như cùng HĐQT xây dựng chiến lược chứ chưa có những cuộc họp hay thực hiện những thay đổi gì đáng kể. Những thay đổi này chỉ xuất hiện vào cuối tháng 7.” – ông Phan Tấn Đạt, Chủ tịch HĐQT của KSB cho biết.
Trước câu hỏi liệu KSB có phương án nào để “cứu giá cổ phiếu” không, ông Phan Tấn Đạt trả lời, việc của công ty là tập trung phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và Ban lãnh đạo đang tận lực để làm tốt việc này, không bị cuốn theo những diễn biến trên thị trường chứng khoán. Theo ông Đạt, cổ phiếu KSB giảm mạnh đã gây ra rất nhiều thiệt hại cho các cổ đông, đặc biệt là những cổ đông lớn tham gia đầu tư chiến lược vào công ty. Cổ phiếu của các cổ đông này hiện tại vẫn còn hạn chế chuyển nhượng và họ cũng rất bức xúc về những diễn biến hiện nay trên thị trường.
“Tôi rất chia sẻ với cổ đông về những thiệt hại vì giá cổ phiếu giảm, và tôi sẽ bù đắp lại những thiệt hại đó cho cổ đông bằng cách làm cho công ty phát triển nhanh và mạnh, tạo ra nhiều lợi nhuận cho công ty, đem lại nhiều giá trị hơn cho cổ đông.” – Chủ tịch HĐQT của KSB khẳng định.
Lãnh đạo của KSB cũng tiết lộ giá mua cổ phiếu quỹ (1 triệu đơn vị) sẽ không quá 68.000 đồng/cp. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/08, giá cổ phiếu này là 66.500 đồng.
Chia sẻ về hoạt động kinh doanh chính của Bimico, ông Trần Đình Hải – Tổng giám đốc cho biết, theo quy hoạch của UBND tỉnh Bình Dương và được HĐND thông qua, toàn bộ cụm mỏ Tân Đông Hiệp của các công ty trên địa bàn Tân Đông Hiệp (kể cả núi Châu Thới) sẽ chấm dứt hoạt động vào 31/12/2017.
Trong khi đó, đây là mỏ đá chính của KSB, có giá bán cao và vị trí thuận lợi. Các mỏ khác như mỏ Phước Vĩnh có chất lượng đá tốt nhưng xa trung tâm, do đó chỉ phục vụ cho các tuyến Bình Phước, phía bắc và phía tây tỉnh Bình Dương.
Chính vì thế, trong trường hợp mỏ Tân Đông Hiệp không còn khai thác được nữa, KSB đã có kế hoạch sử dụng mỏ Tân Mỹ để bù đắp phần thiếu hụt về sản lượng của mỏ Tân Đông Hiệp. Song phải nói rằng, dù khối lượng có thể bù đắp nhưng sẽ có những khác biệt về giá trị, do sự khác biệt về vị trí mỏ đã và chất lượng đá các mỏ.
Tuy nhiên, ông Trần Đình Hải cho biết, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có cả Bộ Tài nguyên - Môi trường đã chọn KSB là một trong những công ty được đứng ra chịu trách nhiệm về việc cải tạo môi trường sau khi khai thác khoáng sản. KSB đang lên phương án để trình HĐQT vào tháng 9/2016 về việc tiến hành cải tạo mỏ Tân Đông Hiệp.
Trí Thức Trẻ