“Kỳ lân” Zoomcar đạt điểm hòa vốn chỉ sau 1 năm thâm nhập thị trường Việt Nam: Con người đúng, thành quả đến nhanh!
Ông Kiệt Phạm – Giám đốc quốc gia Việt Nam của Zoomcar
Zoomcar vừa đạt điểm hòa vốn chỉ sau 1 năm gia nhập thị trường Việt Nam – điều rất ít startup làm được. Theo ông Kiệt Phạm - Giám đốc quốc gia Việt Nam, thành quả này của Zoomcar là nhờ những kinh nghiệm thành công từ thị trường khác, nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ Zoomcar tại Việt Nam… Còn theo quan điểm của chúng tôi, việc họ thuyết phục được ông Kiệt Phạm gia nhập đội ngũ chính là điểm nhấn.
- 10-12-2022HĐQT kỳ lân VNG xuất hiện 4 nhân tố mới trước thềm lên sàn: Dàn lãnh đạo các quỹ đầu tư tỷ USD hàng đầu Singapore, Hồng Kông và cựu CEO Techcombank
- 05-12-2022Thủ tướng kêu gọi cộng đồng startup Việt không sợ thất bại, dám khởi nghiệp để tạo nên những "kỳ lân" tầm cỡ khu vực và thế giới
- 02-12-2022Động thái lạ của kỳ lân VNG trước thềm lên sàn: Bán 25% cổ phần cho một công ty mới với giá chỉ bằng 1/10 giá thị trường
Với việc mở rộng thị trường sang nước khác, tìm được người dẫn dắt đúng đắn và phù hợp sẽ quyết định 50% cơ may thành công. Trường hợp của Zoomcar là một ví dụ tiêu biểu. Mặc dù mới chính thức vào thị trường Việt Nam từ tháng 12/2021, nhưng đến thời điểm hiện tại – chỉ sau 1 năm, họ đã đạt điểm hòa vốn. Trong suốt năm qua, Zoomcar cũng đã ‘đốt’ khá nhiều tiền để thu hút đối tác và người dùng, do thị trường thuê xe tại Việt Nam vẫn còn khá sơ khai.
Theo ông Kiệt Phạm – Giám đốc quốc gia Việt Nam của Zoomcar , thành quả nói trên là tổng hòa của rất nhiều yếu tố; còn theo quan điểm của chúng tôi, việc họ thuyết phục được ông Kiệt Phạm gia nhập đội ngũ chính là điểm nhấn. Ngoài chức vụ Giám đốc quốc gia Việt Nam, ông Kiệt Phạm còn là Phó Chủ tịch của Tập đoàn.
Trước khi đến với Zoomcar, ông Kiệt Phạm là Giám đốc Phát triển kinh doanh của GoFood (GoJek) tại Việt Nam, từng đảm nhiệm các vị trí quản lý cấp cao tại OYO và Nielsen; với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng chuyên môn trong việc quản lý startup. Tức là, ông Kiệt Phạm vừa hiểu sâu về nền kinh tế chia sẻ và ngành gọi xe tại Việt nam, vừa quen làm việc với các công ty mẹ ở Ấn Độ (OYO cũng là 1 ‘kỳ lân’ khác của Ấn Độ).
Hay nói cách khác, khi bắt tay vào xây dựng Zoomcar Việt Nam, ông Kiệt Phạm sẽ không tốn thời gian để làm quen với thị trường hoặc văn hóa công ty mẹ, thậm chí có thể ông đã có sẵn những ‘key person’ cho công ty mình. Vậy nên, rất nhanh, Zoomcar đã tiệm cận điểm hòa vốn trên từng chuyến xe. Đây là tiền đề khiến Zoomcar Việt Nam đặt ra mục tiêu đầy tham vọng trong năm 2023: tăng trưởng gấp 5 lần và trở thành nền tảng gọi xe lớn nhất Việt Nam; mở rộng ra Hà Nội và sau đó là Đà Nẵng.
Hiện tại, Zoomcar đang có hoạt động tại hơn 40 thành phố ở Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Ai Cập.
NHỮNG NGÀY ĐẦU TIÊN KHI BƯỚC CHÂN VÀO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM, ZOOMCAR GẶP PHẢI NHIỀU TRỞ NGẠI LỚN
Thưa ông, vì sao Zoomcar có thể đạt mức hòa vốn chỉ sau thời gian ngắn thâm nhập thị trường Việt?
Kết quả đáng khích lệ trong năm vừa qua của Zoomcar tại Việt Nam là sự tổng hoà của nhiều yếu tố, bao gồm: mô hình vận hành ưu việt của Zoomcar Việt Nam, những kinh nghiệm thành công từ những thị trường khác trong khu vực, sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch, những chiến lược kinh doanh đúng đắn dựa vào sự thấu hiểu với thị trường nội địa. Và quan trọng hơn cả là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cả đội ngũ Zoomcar tại Việt Nam.
Tôi cũng muốn chia sẻ thêm về sự khác biệt của Zoomcar với những đơn vị và một số sàn thương mại cho thuê xe tự lái đang hoạt động tại Việt Nam.
Ở Việt Nam đã có một số sàn thương mại cung cấp cho thuê xe tự lái nhưng những đơn vị này chỉ là nơi kết nối, còn chủ xe và khách thuê vẫn phải gặp mặt, tự thỏa thuận và tự đảm bảo cam kết với nhau. Nếu có chuyện gì xảy ra thì họ phải tự xử lý. Còn đối với các đơn vị cho thuê xe truyền thống, khách hàng vấp phải nhiều sự bất tiện như phải đóng phí đặt cọc cao, giá thuê không hợp lý so với loại xe hay nhu cầu sử dụng, quy trình thuê không thuận tiện hay không được bảo hiểm cho chuyến đi.
Nhưng Zoomcar là nền tảng hoàn toàn khác biệt, là ứng dụng kết nối giữa người có nhu cầu cho thuê xe và người có nhu cầu thuê xe tự lái, có bảo chứng cho cả chủ xe và khách thuê tương tự mô hình Airbnb.
Tại Zoomcar, khách hàng sẽ được thuê xe để tự lái mà không cần phải đặt cọc trước và cũng không bị phụ thuộc vào các “yêu sách” của chủ xe như cách truyền thống. Thậm chí, người thuê cũng không cần phải gặp trực tiếp chủ xe nhờ tính năng vào “xe không chìa khoá”. Khách hàng cũng có thể chọn nhiều loại xe khác nhau của chủ xe khác nhau dựa trên đánh giá của những khách hàng trước đó. Điều này đảm bảo trải nghiệm sẽ được tốt nhất, đúng bản chất của một sàn thương mại điện tử.
Đặc biệt, với Zoomcar thì tính an toàn cũng được đặt trên trên hết, vì thế tất cả các xe của Zoomcar đều đã được gắn hệ thống định vị và cảnh báo, khi phát hiệu những điều bất thường trong quá trình xe vận hành, chủ xe có thể kiểm soát xe, thậm chí có thể tự tắt máy xe khi cần. Những điều này mang lại sự an tâm cho chủ xe cũng như đảm bảo khách thuê xe có chuyến đi an toàn nhất. Khi có những rủi ro xảy ra, khách hàng cũng như chủ xe an tâm hơn vì tất cả chuyến xe đều có bảo hiểm.
Ông Kiệt Phạm – Giám đốc quốc gia Việt Nam của Zoomcar
Còn đối với đối tác chủ xe, nền tảng Zoomcar cũng sẽ giúp các đối tác tối ưu hóa doanh thu bằng mức giá linh động, tùy vào từng thời điểm của thị trường hay số lượng xe ở thời điểm đó để xác định mức giá thông minh để tối ưu hoá doanh thu. Điều này giúp Đối tác chủ xe giải bài toán “giá cao thì số chuyến xe thấp” hay “giá thấp thì chuyến nhiều nhưng tổng doanh thu thấp”; và đâu là giá tối ưu để tổng doanh thu tối ưu vì bản chất giá trị xe giảm theo thời gian.
Bên cạnh đó, không thể không kể đến sự nỗ lực không ngừng của toàn thể đội ngũ Zoomcar tại Việt Nam trong năm vừa qua. Vào những ngày đầu tiên khi bước chân vào thị trường, chúng tôi gặp phải nhiều trở ngại lớn, đặc biệt là nhận thức của người dân Việt Nam về cho thuê xe tự lái và Zoomcar chưa đầy đủ. Chúng tôi đã phải bỏ rất nhiều công sức để truyền thông, thay đổi nhận thức để giúp khách hàng và đối tác tại Việt Nam hiểu hơn về những lợi ích mà mô hình cho thuê xe tự lái của Zoomcar mang lại.
Cụ thể, đối với các chủ xe thì chiếc xe là một tài sản vô cùng lớn và cần được bảo quản - giữ gìn cẩn thận, nên nhiều người còn e ngại việc cho thuê xe. Nhưng trên thực tế, chiếc xe cũng là một tiêu sản và giá trị sẽ giảm sút theo thời gian. Vì thế mà vào những ngày đầu, đội ngũ Zoomcar đã phải gặp trực tiếp, trao đổi với các chủ xe, thuyết phục và minh hoạ để họ hiểu chiếc xe cũng là một khoản đầu tư, cần phải tối ưu hoá sử dụng để mang về lợi ích cao nhất.
Có những lúc chúng tôi cũng đã rất nản chí, nhưng niềm tin vào một giải pháp win-win cho tất cả các bên đã giúp chúng tôi có thêm động lực để kiên trì mang Zoomcar tới gần hơn tới mọi người. Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ và sự làm việc chăm chỉ của đội ngũ, chúng tôi đã dần chiếm được lòng tin của người dùng Việt Nam.
Bất chấp một năm 2022 đầy khó khăn, Zoomcar Việt Nam đã đạt được cột mốc đáng nhớ khi đạt gần mức hòa vốn chỉ sau 1 năm hoạt động. Trong năm đầu tiên của chúng tôi, không có tai nạn/sự cố nghiêm trọng nào được ghi nhận trong số mười nghìn lượt đặt xe được phục vụ. Và hơn hết là sự ghi nhận của khách hàng, nhũng phản hồi tích cực từ những vị khách yêu thích trải nghiệm sử dụng Zoomcar, cũng như từ những chủ xe đang có thể kiếm thêm thu nhập từ những chiếc xe nhàn rỗi của họ.
Đội ngũ Zoomcar Việt Nam
THỊ TRƯỜNG CHO THUÊ XE VIỆT NAM CÓ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KÉP HÀNG NĂM ĐẠT GẦN 14% TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2027
Ông đánh giá như thế nào về thị trường thuê xe Việt Nam 2023? Cơ hội của Zoomcar ở đâu?
Việt Nam là một thị trường đang phát triển đầy tiềm năng của khu vực Đông Nam Á với dân số trẻ và yêu công nghệ, lượng người có thu nhập trung bình tăng cao và ổn định. Mặt khác, tại Việt Nam, việc sở hữu một chiếc xe ô tô là khá đắt hơn so với những nước phát triển khác. Vậy nên, nhóm khách hàng mà Zoomcar muốn hướng đến là những người chưa có đủ khả năng để sở hữu một chiếc xe, nhưng có nhu cầu lái xe và có khả năng chi trả để thuê một chiếc xe tự lái.
Theo hãng nghiên cứu thị trường Mordorintelligence, thị trường cho thuê xe Việt Nam được định giá dự kiến đạt 884 triệu USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt gần 14% trong giai đoạn từ nay đến năm 2027. Mặt khác, theo số liệu của một chuyên trang nghiên cứu thị trường, thì tỷ lệ sở hữu xe ô tô tại Việt Nam khoảng 23 xe/1.000 dân, tỷ lệ người dân sở hữu ô tô thấp so với khu vực, trong khi nhu cầu di chuyển tăng cao.
Những lý do đó đã khiến Việt Nam trở thành một trong những thị trường trọng điểm của Zoomcar, thậm chí là thị trường tiềm năng nhất của Zoomcar ở Đông Nam Á.
Có mặt tại Việt Nam từ tháng 12/2021, nhưng chỉ sau 1 năm hoạt động tích cực, Zoomcar Việt Nam cũng đã gặt hái những thành tích đáng kể, như: đạt hơn 100,000 khách hàng đăng ký, đồng thời thu hút sự tham gia của hơn 3.000 chủ xe với mức tăng trưởng cao qua từng tháng. Hiện tại, Zoomcar Việt Nam đã tiệm cận điểm hòa vốn trên từng chuyến xe và được kỳ vọng sẽ tăng trưởng gấp 5 lần trong năm 2023.
Vào năm 2023, chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung cao độ vào việc cải thiện các sản phẩm và dịch vụ của mình. Chúng tôi dự định mở rộng ra Hà Nội và sau đó là Đà Nẵng, với mục tiêu trở thành nền tảng thương mại điện tử cho thuê xe tự lái lớn nhất Việt Nam vào cuối năm 2023.
Sự suy thoái của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng đến thị trường thuê xe trong tương lai như thế nào? Ảnh hưởng tốt hay xấu?
Có nhiều dự báo về suy thoái kinh tế trong năm 2023, nhưng theo tôi, chúng ta sẽ chưa thực sự phải đối mặt với suy thoái trong năm nay, dù cho mức tăng trưởng sẽ thấp hơn so với năm 2022. Đại dịch về cơ bản đã được kiểm soát và mặc dù chiến tranh giữa Nga và Ukraine sẽ tiếp tục gây ra những biến động khó lường về giá lương thực - năng lượng, chúng ta đã chuẩn bị sẵn sàng cũng như có các biện pháp đối phó. Nên tôi vẫn có cái nhìn đầy lạc quan về nền kinh tế Việt Nam trong năm tiếp theo.
Tại Việt Nam, với sự vào cuộc và chỉ đạo kịp thời từ Chính quyền các cấp, chúng ta đã kiểm soát tốt dịch bệnh cũng như tỷ lệ lạm phát. Bên cạnh đó, chúng ta có thị trường nội địa rất mạnh, với gần 100 triệu dân, là động lực rất lớn để phát triển kinh tế nội địa về cả sức mua, đầu tư và du lịch.
Trước đây, nền kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa vào xuất khẩu và FDI, nhưng điều đó đã thay đổi. Chúng ta hiện là một quốc gia đang phát triển với thị trường nội địa đầy tiềm năng, các doanh nghiệp địa phương phát triển, dân số trẻ và tầng lớp trung lưu đang tăng cao liên tục. Việt Nam hoàn toàn có thể dựa vào nội lực của mình để phát triển kinh tế.
Như tôi đã chia sẻ, thì thị trường cho thuê ô tô ở Việt Nam dự kiến đạt 884 triệu USD và năm 2027 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm khoảng 14% trong giai đoạn từ nay tới năm 2027. Với nhu cầu đi lại ngày càng tăng, việc mua và sở hữu một chiếc xe ngày càng đắt đỏ đặt trong bối cảnh người dân ngày càng thắt chặt chi tiêu, phương án thuê xe tự lái sẽ là phương án tối ưu nhất để giải quyết nhu cầu đi lại của mọi người. Tôi nhìn thấy nhu cầu cho thuê xe tự lái ở Việt Nam sẽ ngày càng tăng cao.
Cảm ơn ông rất nhiều!
Nhịp sống thị trường