MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Là nơi có tỷ lệ doanh nghiệp FDI muốn mở rộng quy mô cao nhất cả nước, tiềm năng kinh tế của địa phương này có gì đặc biệt?

Là nơi có tỷ lệ doanh nghiệp FDI muốn mở rộng quy mô cao nhất cả nước, tiềm năng kinh tế của địa phương này có gì đặc biệt?

Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2021 (PCI 2021) cho biết, trong số 22 tỉnh, thành phố có doanh nghiệp FDI tham gia Điều tra PCI-FDI 2021, 3 tỉnh, thành phố tại vùng Đồng bằng Sông Hồng có tỷ lệ doanh nghiệp dự kiến mở rộng quy mô cao nhất là Hà Nam (65,4%), Quảng Ninh (65%) và Hải Phòng (60%).

Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2021 (PCI 2021) chi ra rằng, mặc dù chịu tác động tiêu cực bởi dịch COVID-19, Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2021. 

Sau sự sụt giảm đáng kể vào năm 2020, khi chỉ có 40,8% doanh nghiệp dự kiến mở rộng quy mô kinh doanh trong 2 năm tiếp theo, báo cáo PCI năm nay đã ghi nhận tỷ lệ doanh nghiệp FDI có kế hoạch mở rộng quy mô hoạt động tại Việt Nam là 47,7%.

Báo cáo cho biết, trong số 22 tỉnh, thành phố có doanh nghiệp FDI tham gia Điều tra PCI-FDI 2021, 3 tỉnh, thành phố tại vùng Đồng bằng Sông Hồng có tỷ lệ doanh nghiệp dự kiến mở rộng quy mô cao nhất là Hà Nam (65,4%), Quảng Ninh (65%) và Hải Phòng (60%).

Là nơi có tỷ lệ doanh nghiệp FDI muốn mở rộng quy mô cao nhất cả nước, lên đến 65,4%, tiềm năng kinh tế của Hà Nam có gì đặc biệt?

Trong năm 2021, mặc dù là năm có nhiều khó khăn nhưng Hà Nam đã đạt được những kết quả nổi bật, nhiều mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch đề ra. Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2021 đạt 41.430 tỷ đồng, tăng 8,85% so với cùng kỳ. Với kết quả này, Hà Nam trở thành địa phương có tốc độ tăng trưởng cao thứ 3 vùng đồng bằng sông Hồng và thứ 6 toàn quốc. 

Về tình hình đầu tư, báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Hà Nam cho biết, trong năm 2021, tỉnh thu hút được 42 dự án (bằng 58,3% so với cùng kỳ 2020) và thực hiện điều chỉnh tăng, giảm vốn đầu tư 34 dự án (bằng 55,7% so với cùng kỳ 2020) với tổng vốn đăng ký mới và điều chỉnh FDI là 285,1 triệu USD. Năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp FDI chiếm 70,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh; đóng góp 36,4% tổng ngân sách và 80,8% giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh.

Là nơi có tỷ lệ doanh nghiệp FDI muốn mở rộng quy mô cao nhất cả nước, tiềm năng kinh tế của địa phương này có gì đặc biệt? - Ảnh 1.

GRDP Hà Nam giai đoạn 2017-2021 (%). Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Nam

Sang đến quý I/2022, tỉnh thu hút được 13 dự án (bằng 162,5% so với cùng kỳ 2021) và thực hiện điều chỉnh tăng, giảm vốn đầu tư 12 dự án (bằng 200% so với cùng kỳ 2021) với tổng vốn đăng ký mới và điều chỉnh là 158,11 triệu USD. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 1.079 dự án đầu tư còn hiệu lực. Trong đó, có 346 dự án FDI với vốn đăng ký 4.687,12 triệu USD.

Theo Dự thảo quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, tỉnh Hà Nam dự kiến giai đoạn 2011 - 2020, tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 10,6%/năm, cao hơn mức trung bình của vùng đồng bằng sông Hồng (8,6%/năm) và cả nước (6%năm).

Nhờ đó, quy mô và tiềm lực của kinh tế của tỉnh ngày càng được mở rộng. Cụ thể, quy mô GRDP của tỉnh đã tăng từ 13.850 tỷ đồng (giá hiện hành) năm 2010 lên hơn 60.000 tỷ đồng năm 2020.

Cơ cấu kinh tế của Hà Nam chuyển dịch theo xu hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Theo đó, ngành công nghiệp - xây dựng đã tăng từ 42,6% năm 2010 lên 64,0% năm 2020, trong khi tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 22,9% năm 2010 xuống 9,7% năm 2020 và ngành dịch vụ giảm từ 34,6% năm 2010 xuống 26,4% năm 2020.

Dự báo giai đoạn 2021 - 2030, tăng trưởng GRDP bình quân toàn tỉnh đạt trên 11,3%/năm và Hà Nam đặt mục tiêu đến năm 2025, cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng sẽ chiếm trên 65,2% và chiếm 69,4% vào năm 2030, trong khi ngành dịch vụ không có nhiều biến động, ngành nông nghiệp tiếp tục giảm.

Trong khi đó, trong giai đoạn đến năm 2030, tỉnh sẽ tăng cường thu hút nhà đầu tư vào các ngành công nghiệp ô tô , công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp, nông nghiệp. 

Đối với các ngành công nghiệp công nghệ cao đòi hỏi hàm lượng kỹ thuật cao hơn như các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học và dược phẩm, Hà Nam sẽ chủ động, tích cực chuẩn bị hạ tầng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao hiện đại, đồng bộ, đẩy mạnh đào tạo nhân lực chất lượng cao và quảng bá tới các nhà đầu tư lớn về cơ hội và các ưu đãi tại Hà Nam.

Ngoài các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hiện có, Hà Nam dự kiến thành lập mới 14 khu công nghiệp với quy mô tổng diện tích khoảng 3.465 ha, thành lập mới 14 cụm công nghiệp và cụm công nghiệp làng nghề với diện tích 805 ha.

https://cafef.vn/la-noi-co-ty-le-doanh-nghiep-fdi-muon-mo-rong-quy-mo-cao-nhat-ca-nuoc-tiem-nang-kinh-te-cua-dia-phuong-nay-co-gi-dac-biet-20220502222831754.chn

Giang Anh

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên