Lãi khủng nhờ bán muối đầu năm
Với quan niệm "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" của người Việt để mang lại may mắn trong năm, muối đã trở thành mặt hàng này khá đắt khách sau thời khắc Giao thừa.
- 24-01-2020Chiều 30 Tết: Đào đại hạ giá 50.000 đồng/cành vẫn vắng bóng người mua, tiểu thương ngậm ngùi vứt lên xe rác
- 24-01-2020Lan chơi tết: Nơi bạc triệu, chỗ bán sỉ như rau
- 24-01-2020Những nghề “bội thu” sáng 30 Tết
Từ nhiều năm nay, bán muối trở thành trào lưu kiếm tiền của một số người dân sau thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ. Theo ghi nhận của phóng viên, sáng ngày 26/1 (tức mừng 2 Tết) tại một số tuyến phố ở khu vực Tây Sơn, Tôn Đức Thắng, Láng Hạ... một số người dân mời chào mua muối với giá bán từ 10.000-20.000 đồng/túi.
Mỗi gói muối lộc nặng chưa đầy 1 lạng được người bán bọc trong chiếc túi vải mầu đỏ hoặc đong trong bao li xì được bán với giá từ 10.000 – 20.000 đồng.
Bảo Nam, một sinh viên bán muối trên phố Láng Hạ chia sẻ, từ mùng 1 đến hết mùng 4 Tết người bán muối lộc đầu năm thường tập trung nhiều ở các cổng chùa, khu vực đông dân cư hoặc bán dạo tới từng con phố. Mặc dù giá bán tăng cao hơn rất nhiều so với ngày thường song người mua ai nấy đều vui vẻ bởi theo họ điều này sẽ mang lại niềm vui, sự may mắn, đậm đà cho năm mới.
"Muối lộc thường được mua theo kg với giá khoảng 5.000 đồng rồi mang về chia nhỏ vào các túi lộc được bán sẵn. Mỗi kg muối, tôi có thể chia thành 15 – 20 túi muối lộc nhỏ. Năm trước, tôi bán được khoảng 200 túi thu về gần 2 triệu đồng".
Tuy nhiên, để có mức lãi khủng không phải là điều dễ dàng, càng ngày càng có nhiều bán muối lộc đầu năm khiến mặt hàng này trở nên đại trà. Chỉ tính riêng trong sáng mùng 2 Tết tại khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội đã có đến vài chục người bán muối lộc đầu năm.
Chị Hương (Cầu Giấy) cho biết, "năm ngoái đêm giao thừa tôi bán được cả trăm gói nhưng năm nay bán chưa được một nửa. Một phần vì 30 và mùng 1 Tết năm nay mưa lớn kéo dài, lượng người đi du xuân không nhiều, một phần là người bán muối lại tăng hơn năm trước".
Chị An (Láng Hạ, Hà Nội) chia sẻ, mọi năm, sau khi đi lễ chùa đầu năm gia đình thường mua một túi mua nhỏ với mong muốn đem lại an lành cho gia đình. Các gia đình sẽ rắc muối ra đường và xung quanh nhà với mong muốn xua đuổi tà ma, tai ương, giữ bình yên trong nhà.
"Muối là thứ chống xú uế, xua đuổi tà ma, và đem lại nhiều may mắn trong gia đình, cầu mong kinh tế thuận buồm, xuôi gió".
Bác Lan, ngụ tại quận Thanh Xuân, Hà Nội, cho biết xuất phát từ câu tục ngữ "gừng cay muối mặn", muối được xem là biểu tượng của tình cảm thắm thiết, mặn nồng, gắn kết, no đủ. Vì vậy, mua muối đầu năm với mong muốn gia đình hòa thuận, anh em hòa thuận, gắn kết.
Bên cạnh đó, bóng bay cũng là một trong những mặt hàng được nhiều người lựa chọn để bán trong những ngày đầu năm mới. Chị My (Đống Đa) cho hay, bóng bay không đòi hỏi nhiều vốn, cộng thêm một cái bơm bóng là bạn có thể hành nghề vào những ngày đầu năm mới.
"Lấy buôn một qua bóng bay có giá chưa tới 10.000 đồng/quả dù là loại to và dày nhất. Tuy vậy, sau khi được thổi to, thêm que cầm thì giá bán của quả bóng đã tăng thêm thành 30.000-50.000 đồng/quả. Sau khi trừ toàn bộ chi phí phát sinh tôi vẫn có thể kiếm được tiền triệu trong những ngày nghỉ lễ nếu chọn địa điểm bán phù hợp".
Nhịp sống kinh tế
Sự kiện: Thị trường Tết Canh Tý 2020
Xem tất cả >>- Trông xe tự phát mọc như nấm quanh các điểm di tích Hà Nội
- Đón chào năm mới 2020: Chờ đợi gì từ các gã khổng lồ smartphone trên toàn cầu?
- Những điều thú vị về hoa đào Nhật Tân của người Hà Nội
- Nghỉ Tết nhưng vẫn muốn tăng thu nhập, đây là những mặt hàng cho lãi tiền triệu ngày đầu năm
- Chiều 30 Tết: Đào đại hạ giá 50.000 đồng/cành vẫn vắng bóng người mua, tiểu thương ngậm ngùi vứt lên xe rác