Lãi suất liên ngân hàng quay đầu giảm sau 3 phiên tăng nóng
Trước đó, lãi suất liên ngân hàng đã liên tục tăng mạnh trong 3 phiên đầu tuần trước với kỳ hạn qua đêm vượt 4% và chạm mức cao nhất kể từ cuối tháng 5/2023.
- 23-02-2024Vì sao lãi suất liên ngân hàng và tỷ giá cùng tăng mạnh sau Tết Nguyên đán?
- 23-02-2024Lãi suất qua đêm liên ngân hàng tăng vọt lên hơn 4%, mức cao nhất 9 tháng
- 22-02-2024Lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh, NHNN tiếp tục bơm thanh khoản
Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lãi suất VND bình quân liên ngân hàng tại kỳ hạn qua đêm (kỳ hạn chính, chiếm khoảng 90 - 95% giá trị giao dịch) trong phiên 22/2 đã giảm về còn 3,85% từ mức 4,14% trong phiên 21/2.
Cùng với kỳ hạn qua đêm, lãi suất tại hai kỳ hạn chủ chốt khác cũng điều chỉnh giảm: kỳ hạn 1 tuần giảm từ 3,81% xuống 3,79%; kỳ hạn 2 tuần giảm từ 3,02% xuống 2,93; kỳ hạn 1 tháng giảm từ 2,55% xuống 2,14%. Trong khi kỳ hạn 3 tháng tăng từ 3,14% lên 3,22%.
Trước đó, lãi suất liên ngân hàng đã liên tục tăng mạnh trong 3 phiên đầu tuần trước với kỳ hạn qua đêm vượt 4% và chạm mức cao nhất kể từ cuối tháng 5/2023. Các kỳ hạn 1 tuần – 1 tháng cũng tăng mạnh.
Trong bối cảnh trên, NHNN đã có 2 phiên liên tiếp bơm ròng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng qua kênh cho vay cầm cố giấy tờ có giá (OMO). Cụ thể, trong phiên 20/2 và 21/2 đều có 1 thành viên thị trường trúng thầu OMO với tổng khối lượng lũy kế là hơn 6.037 tỷ đồng, kỳ hạn 7 ngày và lãi suất 4%/năm.
Đây là lần đầu tiên kênh hỗ trợ thanh khoản của NHNN phát sinh giao dịch lớn. Trước đó, hoạt động cho vay OMO gần như không phát sinh giao dịch trong suốt nửa cuối năm 2023 và đầu năm 2024, dù NHNN vẫn duy trì hoạt động chào thầu nhằm hỗ trợ thanh khoản cho những ngân hàng có nhu cầu.
Việc lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh, đi cùng với nhu cầu vay mượn qua kênh OMO xuất hiện trở lại sau nhiều tháng "đóng băng" cho thấy thanh khoản hệ thống có phần thiếu hụt sau kỳ Nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, lãi suất liên ngân hàng tăng nhanh và mạnh với kỳ hạn qua đêm còn cao hơn các kỳ hạn 1 tuần – 3 tháng cho thấy diễn biến này mang nhiều tính ngắn hạn.
Thực tế, sau 2 phiên bơm ròng liên tiếp, NHNN đã không còn phải hỗ trợ thanh khoản hệ thống trong phiên 22/2 và 23/2. Bên cạnh đó, lãi suất kỳ hạn qua đêm vẫn đảo ngược (lãi suất qua đêm cao hơn các kỳ hạn 1 tuần – 3 tháng) cho thấy thị trường kỳ vọng lãi suất liên ngân hàng sẽ tiếp tục hạ nhiệt trong thời gian tới.
Chia sẻ với người viết, một chuyên gia có nhiều năm làm việc tại mảng Nguồn vốn và Trái phiếu của ngân hàng cho biết, lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh sau kỳ nghỉ do một phần lượng tiền gửi người dân, doanh nghiệp rút ra khỏi hệ thống để chi tiêu dịp Tết Nguyên đán chưa kịp trở lại hệ thống. Đồng thời, nhu cầu bù đắp dự trữ từ một tổ chức tín dụng cũng góp phần gây áp lực lên thanh khoản hệ thống. Ngoài ra, nhu cầu thanh toán ngoại tệ phục vụ hoạt động nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu cũng ảnh hưởng tới thanh khoản VND của hệ thống khi các giao dịch hoán đổi tiền tệ gia tăng.
Vị chuyên gia này dự báo, lãi suất liên ngân hàng sẽ sớm hạ nhiệt trong thời gian tới khi tiền gửi của người dân quay trở lại hệ thống sau kỳ Nghỉ Tết và các yếu tố ảnh hưởng ngắn hạn đi qua.
An ninh Tiền tệ
Sự kiện: Lãi suất hôm nay
Xem tất cả >>- Eximbank tăng mạnh lãi suất tiết kiệm ngay đầu tháng 12, tiếp tục áp dụng mức cao nhất hệ thống cho tiền gửi vào cuối tuần
- Lãi suất tiết kiệm ngày 10/12: Thêm nhiều ngân hàng tăng lãi suất, đâu là nguyên nhân?
- Thêm một ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt vừa tăng lãi suất tiết kiệm, tiếp tục cao hàng đầu hệ thống
- Gửi tiết kiệm online tại Agribank, BIDV, VPBank, TPBank,… hưởng lãi cao hơn gửi tại quầy
- Lãi suất ngân hàng Sacombank mới nhất tháng 12/2024: Gửi kỳ hạn nào có lãi suất cao nhất?