Làm cha mẹ thông thái, nhất định phải cho con tự do tuyệt đối trong vấn đề này
Cha mẹ hãy để con cái được tự do với cảm xúc của bản thân để chúng có thể học cách đối phó với những cảm xúc đó dù là tệ hại nhất. .
- 21-02-2020Cha mẹ còn, cuộc đời vẫn còn nơi để ta đến; cha mẹ mất, đời này chỉ còn lại lối về: Hãy hiếu kính với đấng sinh thành trước khi quá muộn!
- 21-02-2020Tuổi trẻ khiến cha mẹ ‘cạn lời’ 5 lần 7 lượt của Bill Gates: Ham chơi, mê cờ bạc và đặc biệt thích trái lời người lớn!
- 17-02-2020Thực tế buồn: Con cái ngày càng ít kiên nhẫn với cha mẹ mình! Đừng quên, già đi là một hành trình, mà chúng ta phải làm cùng với cha mẹ!
Nhiều cha mẹ cứ nghĩ rằng chỉ cần mình yêu con, chăm con, lo lắng cho con tất cả mọi điều thì con sẽ phát triển tốt. Tuy nhiên, trẻ còn cần nhiều hơn tình yêu thương và đời sống vật chất đầy đủ.
Việc nuôi dạy một đứa trẻ vốn rất phức tạp. Chỉ khi biết yêu thương đúng cách, cha mẹ mới có thể giúp con phát triển đúng hướng. Con cái luôn cần được là chính mình; chúng không muốn bị gò bó hay kiểm soát quá mức. Do đó, cha mẹ dù yêu thương con đến đâu cũng nên tránh bao bọc quá mức, dễ khiến trẻ ỷ lại và không thể tự mình giải quyết những rắc rối của bản thân.
Phụ huynh nên nhận thức rõ về các vấn đề sức khỏe tinh thần mà con trẻ phải đối mặt. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, cứ 3 trẻ vị thành niên lại có 1 người bị rối loạn tâm lý và cứ 10 trẻ vị thành niên thì có 1 người bị trầm cảm.
Nghiên cứu gần đây được đăng tải trên Tạp chí Tâm thần học Canada đã xác nhận rằng tình trạng trầm cảm và rối loạn lo âu của thanh thiếu niên có thể bắt nguồn từ việc lạm dụng mạng xã hội. Thế nhưng, kể cả khi tránh xa mạng xã hội, trẻ vị thành niên vẫn phải đối mặt với nhiều mối lo lấng hay căng thẳng khác.
Trong cuộc sống, có rất nhiều điều khiến cả phụ huynh và con cái phải lo lắng. Do đó, chẳng có gì khó hiểu khi cha mẹ muốn can thiệp cuộc sống của con, cứu chúng thoát khỏi những tình huống rắc rối bằng bất cứ giá nào.
Sự thật là cha mẹ không chỉ muốn bảo vệ con cái mình khỏi cảm giác lo lắng. Họ làm vậy để tự bảo vệ chính mình, không muốn bản thân phải chứng kiến con cái gặp khó khăn. Khả năng chịu đựng và kiểm soát cảm xúc của họ khi con cái gặp rắc rối là rất thấp.
Tuy nhiên, khi các bậc phụ huynh đang mải bảo vệ con cái khỏi những mối bận tậm, sự tò mò bắt đầu hiện hữu trong suy nghĩ của họ. Cha mẹ khuyến khích con cái học giỏi và chăm chơi thể thao - giống như những gì mà thế hệ trước đã áp dụng với họ - nhằm giúp chúng không bị quá căng thẳng. Thế nhưng, liệu điều đó có khiến chúng cảm thấy thêm gò bó?
Đừng tạo cho con căng thẳng. Hãy là người lắng nghe.
Trên thực tế, có một sự khác biệt lớn giữa cảm giác lo lắng và rối loạn tâm lý. Vì quá bận rộn với việc giúp con bớt căng thẳng, cha mẹ đã nhầm lẫn giữa sự lo âu xuất phát từ cuộc sống thường ngày với những tác hại do rối loạn tâm lý mãn tính gây ra.
Việc lo lắng trong cuộc sống thường ngày là khó có thể tránh khỏi. Mặt khác, tình trạng rối loạn tâm lý lại không có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng để chúng ta tự bảo vệ bản thân. Chúng sẽ cản trở việc học tập, thích nghi cũng như ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc, sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Thách thức với các bậc phụ huynh là nhận thức được sự khác biệt giữa việc lo lắng thông thường và chứng rối loạn tâm lý của con, cũng như mối quan hệ giữa giữa hai tình trạng này.
Cha mẹ cần xây dựng niềm tin cho con trẻ bằng cách để chúng thấy rằng họ tin tưởng vào khả năng vượt qua các thách thức. Điều này càng trở nên có giá trị khi cha mẹ động viên, khích lệ con cái nhiều hơn.
Cha mẹ hãy luôn luôn để con thật thoải mái và tạo niềm tin cho con cái.
Đồng thời, phụ huynh cũng cần cảnh giác với các mối lo âu lâu dài của trẻ, chẳng hạn như việc có quá nhiều bài tập về nhà, quá chú trọng vào điểm số hoặc thi đại học. Đặc biệt là đối với con gái, việc quá chú trọng đến ngoại hình cũng gây nhiều áp lực. Tuy nhiên, con trai cũng phải đối mặt với áp lực này. Đây là những lúc mà cha mẹ có thể can thiệp với tư cách người lớn để giảm thiểu sự lo lắng của con trẻ, tránh để mọi thứ phát triển thành rối loạn tâm lý.
Chỉ khi trẻ học được cách đối mặt với sự lo lắng, biết tin tưởng vào bản thân và nắm bắt cơ hội, chúng mới có thể phát triển những phẩm chất cần thiết trong tương lai, ví dụ như khả năng thích ứng, tính tò mò, tính sáng tạo và sự lạc quan. Muốn như vậy, cha mẹ cần phải đi trước một bước - học cách sống chung với cảm giác lo lắng về tương lai của con. Quan trọng nhất, cha mẹ phải để con được tự do với chính cảm xúc của mình.
*Tham khảo Family