MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Làm công việc mình yêu thích thì cả đời sẽ không phải làm việc ngày nào” - Nếu đã không làm việc, vậy bạn có cần thiết phải nghỉ ngơi?

09-07-2019 - 10:41 AM | Sống

Khi chính niềm đam mê lại khiến bạn kiệt sức.

Bạn chắc chắn đã nghe ở đâu đó rất nhiều lần rằng "nếu bạn làm những gì bạn yêu thích, bạn sẽ không bao giờ nghĩ là mình đang phải làm việc". Đây là một ý tưởng hay nhưng hoàn toàn chỉ là huyền thoại.

Khi chúng ta đánh đồng công việc mà chúng ta yêu thích với sự hiệu quả, điều này khiến ta tin rằng nếu chúng ta yêu công việc của mình thì chúng ta nên làm việc nhiều hơn nữa- thậm chí là tất cả thời gian. Ai cần một ngày nghỉ khi bạn không làm việc? Có hẳn một ngành công nghiệp phát triển tư duy này: từ sách vở, những cuộc nói chuyện và thậm chí có những nơi đặt ra khẩu hiệu "công việc là niềm vui" để thúc đẩy sự nhiệt huyết của người lao động. Loại tâm lí này dẫn đến kiệt sức, và hậu quả có thể vừa nguy hiểm vừa khó phát hiện.

Tôi yêu công việc của mình, và vì vậy, tôi có thể có nguy cơ cũng trở nên kiệt sức với nó. Đó là một trong những điều trớ trêu đối với tôi. Tuy nhiên tôi không bao giờ tuyên bố rằng tôi không coi nó là công việc. Giống như một cuộc tình phức tạp, có ly kỳ, đam mê, và hấp dẫn. Nhưng sau đó là sự mệt mỏi và kiệt sức, và tôi cần được nghỉ ngơi.

Trong nhiều thập kỉ, thuật ngữ "làm việc kiệt sức - phải bị loại bỏ" bị coi như là một cuộc khủng hoảng thế giới đầu tiên, vấn đề này xảy ra rất có thể do thế thế hệ millennials và GenZ (thế hệ từ 8X đổ lại đây) muốn cân bằng cuộc sống và công việc. Sự thật là, lực lượng lao động trẻ có quyền muốn công việc của họ hợp lí với cuộc sống hơn (thậm chí họ chấp nhận công việc của họ sẽ kém hiệu quả hơn 32% so với trước). Trong một cuộc khảo sát của Gallup với hơn 7.500 nhân viên toàn thời gian, 23% cho biết họ thường xuyên hoặc luôn luôn cảm thấy kiệt sức tại nơi làm việc và 63% cho biết đôi khi họ cũng cảm thấy thế.

Gần đây, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa "quá sức" (burn-out) vào phân loại bệnh quốc tế, IDC-11, tuyên bố rằng nó đề cập cụ thể đến các hiện tượng trong bối cảnh nghề nghiệp. Một hội chứng được khái niệm hóa do căng thẳng tại nơi làm việc không có chế độ quản lí phù hợp. WHO lưu ý rằng hội chứng được đặc trưng bởi ba yếu tố:

1. Cảm giác kiệt sức hay cạn kiệt năng lượng

2. Tăng khoảng cách tinh thần với công việc, hoặc cảm giác tiêu cực hoặc hoài nghi liên quan đến công việc của một người

3. Giảm hiệu quả chuyên môn.

ICD-11 đã được soạn thảo để đáp ứng các khuyến nghị từ các chuyên gia y tế toàn cầu với mục tiêu dự định là kết thúc cuộc tranh luận về cách xác định làm việc quá sức và liệu nó có nên được coi là một loại bệnh không. Ngày nay nó được công nhận trên toàn cầu là một hội chứng, không phải là một bệnh, nhưng định nghĩa rõ ràng từ WHO sẽ làm tăng số lượng các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các công ty bảo hiểm sẽ chú trọng hơn về vấn đề này.

“Làm công việc mình yêu thích thì cả đời sẽ không phải làm việc ngày nào” - Nếu đã không làm việc, vậy bạn có cần thiết phải nghỉ ngơi? - Ảnh 1.

Mặc dù việc quá sức có thể xuất hiện ở bất kì ai, ở mọi lứa tuổi, trong bất kì ngành nào, điều quan trọng cần lưu ý là có một số lĩnh vực và vai trò nhất định có nguy cơ gia tăng sự yêu thích và khiến người ta cảm thấy say mê. Theo một nghiên cứu được công bố trên "Tạp chí nhân cách", loại lao động này tạo nên nỗi ám ảnh. Bạn yêu thích mãnh liệt với công việc đến nỗi bạn thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, bạn thường không nhận ra điều đó.

Ước tính khoảng 300 đến 400 bác sĩ Hoa Kỳ tự kết liễu đời mình mỗi năm, tỷ lệ tự tử cao hơn đáng kể so với người bình thường, cao hơn 40% đối với nam giới và cao hơn 130% đối với phụ nữ. Một nghiên cứu Hà Lan cho thấy các bác sĩ nữ trải nghiệm sự đồng cảm của bệnh nhân nhiều hơn và do đó, mức độ cao hơn và kinh nghiệm sâu hơn về sự kiệt sức.

Ở các ngành khác, sự kiệt sức có thể thể hiện khi các nhà lãnh đạo kỳ vọng ngầm rằng nhân viên vẫn đi làm cho dù họ cảm thấy mệt mỏi, và khi tập trung vào sản xuất họ thường sẽ quên đi những mệt mỏi đó, điều này đã làm tăng sự đơn điệu.

Vì vậy, các nhà lãnh đạo có thể làm gì để ngăn chặn các nhân viên trong các tổ chức của họ khỏi những tổn thương? Họ có thể giảm thiểu tư duy luôn luôn hướng tới lợi ích công việc bằng cách nhận thức được khi nào niềm đam mê trở thành con dao hai lưỡi. Nếu bạn rất có cảm hứng để làm những gì bạn làm, thì bạn không nhất thiết phải giỏi trong việc thiết lập ranh giới. Chúng ta cần dạy mọi người rằng thiết lập ranh giới là tốt. Nó không ích kỷ. Nó thực sự vị tha. Nó mang lại hiệu quả với những gì bạn làm và giúp đỡ tốt hơn những người bạn muốn phục vụ.

Tiến sĩ Caroline Elton, một nhà tâm lý học nghề nghiệp đồng ý rằng trách nhiệm của các nhà lãnh đạo là phải để mắt đến sự an toàn của nhân viên của họ. Cô đề nghị các chiến thuật cụ thể bao gồm giám sát các chỉ số gián tiếp như doanh thu của nhân viên, cũng như có các chính sách rõ ràng để khai thác, tạo sức ép và thậm chí gây áp lực mà không khiến mọi người cảm thấy rằng họ đang làm một lượng công việc lớn. Tiến sĩ Elton đã thể hiện rằng, mặc dù nhận thức và sự tự tin là quan trọng, những người lao động kiệt sức không nên gánh vác việc giải quyết vấn đề này. Cô tin rằng đây là một vấn đề mang tính hệ thống và các nhà lãnh đạo có thể muốn loại bỏ từ 'R' -Réilient- bởi vì điều đó cho thấy rằng các cá nhân có thể tránh hoặc tự phục hồi sau khi bị kiệt sức. Giờ đây, WHO đã đưa ra một định nghĩa rõ ràng về sự kiệt sức và thừa nhận đây là mối đe dọa toàn cầu, các tổ chức có thể tập trung vào các công cụ đo lường, lập trình và hỗ trợ những nội dung chỉ định hội chứng.

Vào cuối ngày, mọi người đều muốn về nhà với cuộc sống cá nhân và cảm thấy được truyền cảm hứng và tiếp sức sau một ngày miệt mài tập trung vào kết quả công việc. Điều này rõ ràng là thú vị hơn sự đơn điệu và nhàm chán ở môi trường làm việc. Nhưng chúng ta phải cẩn thận: Khi cảm thấy niềm đam mê công việc của bạn - hoặc của nhân viên của bạn trở thành áp lực thì nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.

Theo Mộc Dương

Nhịp Sống Kinh Tế/HBR

Trở lên trên