MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Làm giàu không khó: Dù kiếm được bao nhiêu, nhất định phải tập cho mình thói quen tiết kiệm tiền - bài học "xương máu" của vị doanh nhân thành đạt 30 tuổi

30-06-2019 - 09:42 AM | Sống

Hãy cẩn thận với những chi phí nhỏ. Một lỗ rò bé có thể làm đắm cả con tàu.

Sau đây là chia sẻ của anh Minh, người đã đi từng bước từ một cậu sinh viên chân ướt chân ráo như mọi người đến doanh nhân thành công 30 tuổi:

Chào mọi người, tôi tên Minh, hôm nay tôi muốn kể cho mọi người về cách mà tôi tiết kiệm được tiền, cũng như việc tiết kiệm tiền ảnh hưởng đến việc phát triển sự nghiệp của tôi như thế nào, giúp tôi nhanh phát triển ra sao, sự khác biệt giữa tiết kiệm tiền và không tiết kiệm tiền, cũng như tại sao nên học cách tiết kiệm tiền.

Đây không phải bài viết quảng cáo, đây chỉ là một vài đề xuất dựa trên kinh nghiệm cá nhân của riêng tôi.

1. Sau tốt nghiệp, tất cả tự tin của tôi đều đến từ tiền tiết kiệm

Năm 2014, tôi tốt nghiệp đại học, và con đường tôi đi khá phát triển thuận lợi từ làm công đến lập nghiệp. Tôi đã từng chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm về học tập, công việc, cách phát triển, chiến lược lựa chọn, nhưng ngoài những điều đó ra, còn có một điều rất quan trọng trong con đường phát triển sự nghiệp của tôi, đó là:

Tôi thích tiết kiệm tiền.

Tiết kiệm tiền có quan hệ gì tới con đường phát triển sự nghiệp đây?

Thật ra nó có quan hệ rất lớn, chỉ là biểu hiện lại không rõ ràng, nên mọi người mới không chú ý tới.

Tôi học đại học ở thành phố, sau khi tốt nghiệp, lựa chọn ở lại thành phố lập nghiệp hay về quê là câu hỏi đầu tiên cần giải đáp.

Và đáp án của tôi là: Dù có thế nào đi nữa cũng phải ở lại thành phố.

Tôi bắt đầu tiết kiệm tiền từ khi học năm hai đại học. Vào lúc đó, tôi thường làm các công việc part time khi có lịch trống hoặc bán hoa vào những ngày lễ như 20/11, 8/3, 14/2... Sau khi trả nợ hết tiền học phí, tiền thuê trọ, cũng như sinh hoạt mỗi tháng, sau khi tốt nghiệp, tôi tiết kiệm được 50 triệu trong tài khoản.

Làm giàu không khó: Dù kiếm được bao nhiêu, nhất định phải tập cho mình thói quen tiết kiệm tiền - bài học xương máu của vị doanh nhân thành đạt 30 tuổi - Ảnh 1.

Có 50 triệu, nhưng tôi vẫn kiên trì ở kí túc xá với giá 300 nghìn một tháng. Vì sao?

Bởi vì tôi biết ở thành phố vật giá leo thang, nếu không tiết kiệm rất khó để chiến đấu lâu dài ở đây. Dù có dư sẵn 50 triệu, tôi cũng không dám tiêu phí quá nhiều.

Tôi coi như số tiền kia không hề tồn tại, gửi ngân hàng và cất kĩ sổ bảo hiểm trong tủ quần áo.

Số tiền này thứ nhất là nguồn tài nguyên thay thế cho các trận chiến lâu dài sau này. Thứ hai để đề phòng phát sinh sự cố bất ngờ.

Tháng 8 năm 2015, tôi làm công việc đầu tiên tại một công ty truyền thông. Trước đó, tôi đã làm rất nhiều việc: phục vụ, bán hàng, thời vụ, phụ bếp... Khi tôi chưa xin được việc chính thức hoặc không biết nghề nào phù hợp với mình, tôi thường thử sức với các công việc khác nhau để kiếm tiền trang trải và bỏ tiết kiệm trước.

Năm 2015, sau khi gia nhập công ty, tiền tiết kiệm của tôi tăng lên và đều đặn hơn nhiều.

Sau đó đến năm 2017, tôi quyết định thay đổi công việc. Số tiền tiết kiệm được bắt đầu phát huy tác dụng. Vì có tiền tiết kiệm, tôi không sợ đói khi quyết định xin nghỉ, tôi có quyền lựa chọn sang công ty khác tốt hơn khi đã có kinh nghiệm. Tôi không cần quá để ý đến vấn đề tiền bạc trang trải, mà có thể suy nghĩ về lợi ích khi chuyển công ty, về sự trưởng thành, phát triển và tương lai của mình khi thay đổi.

Nếu có dư tiền trong tay, tâm lí sẽ không hoang mang, mỗi bước bạn đi đều có thể vững chắc hơn người khác, mỗi chọn lựa của bạn đều có thể không bị khống chế quá nhiều bởi chữ tiền.

Làm giàu không khó: Dù kiếm được bao nhiêu, nhất định phải tập cho mình thói quen tiết kiệm tiền - bài học xương máu của vị doanh nhân thành đạt 30 tuổi - Ảnh 2.

2. Không có tiền tiết kiệm, gặp chuyện bất ngờ rất dễ đánh ngã hay thay đổi quyết định ban đầu của bạn

Một người không có tiền tiết kiệm trong tay, giá nhà đột nhiên tăng, vì tiền lương thấp, anh ta đành phải chuyển sang nơi khác có điều kiện vật chất thấp kém hơn.

Một người đột nhiên muốn học thêm một kĩ năng nào đó, nhưng không có tiền dư, nên đành phải đi hỏi mượn bạn bè. Kết quả mượn được một, hai tháng đành phải nghỉ học vì không còn tiền dư đóng học phí nữa. Thế là phải bắt đầu tiết kiệm tiền.

Trong tay không có tiền tiết kiệm, người dễ thiếu tự tin, và bạn dễ bỏ lỡ mất nhiều cơ hội tốt.

Làm công sở cũng vậy, tự kinh doanh cũng vậy, bất cứ làm việc gì, dù lương ít hay nhiều, cũng nên cố để dành một khoản tiền tiết kiệm cho riêng mình.

Lỡ chẳng may phát sinh sự cố gì, như công ty hủy hợp đồng, hay bệnh tật... nghỉ làm một tháng còn đỡ, nghỉ đến tháng thứ hai, thứ ba, bạn sẽ thấy lo sợ ngay.

3. Đừng thấy người khác tiêu phí cao mà bắt chước, vì họ sẽ không chịu trách nhiệm cho cuộc sống của bạn

Theo thống kê cho thấy, số người vay ngân hàng qua các năm tăng càng lúc càng nhanh. Trong đó có 70% người trả theo định kì, 20% người trẻ vay tiền nhưng không có tiền tiết kiệm, chỉ có 10% còn lại có tiền tiết kiệm cố định mỗi tháng.

Hiện nay có rất nhiều công ty tài chính cho vay lấy lãi qua các phần mềm ứng dụng rất tiện lợi trên mạng, chỉ cần có CMND là có thể vay được tiền nhanh chóng.

Thế nên số người trẻ vay mượn lại càng tăng. Có người do chưa nhận được lương, có người do cần mua quần áo, có người do kẹt tiền đi khám bệnh, đủ loại lý do. Và họ, hầu như đều không có số tiền tiết kiệm nào khác. Có người vì không trả tiền đúng hạn đã bị tăng tiền lãi lên càng cao, thêm nữa danh sách bạn bè, người nhà thường hay bị gọi làm phiền để đòi nợ.

Mọi người có thể bỏ tiền đầu tư cho bản thân, nhưng đó phải là khoản đầu tư tỉ lệ thuận. Đừng vì chạy đua theo trào lưu, hay thấy việc vay mượn quá đơn giản mà tiêu xài phung phí.

Làm giàu không khó: Dù kiếm được bao nhiêu, nhất định phải tập cho mình thói quen tiết kiệm tiền - bài học xương máu của vị doanh nhân thành đạt 30 tuổi - Ảnh 3.

4. Dù thu nhập được bao nhiêu, cũng nên phát triển thói quen tiết kiệm tiền

Có vài người không thể tiết kiệm được tiền, vì họ cho rằng tiền tiêu xài không đủ thì tiết kiệm chẳng có ý nghĩa gì. Sống cho hiện tại là quan trọng nhất, nên làm được bao nhiêu họ tiêu bấy nhiêu, thậm chí còn nhiều hơn.

"Không ai có thể thông qua việc kiếm tiền không mà trở nên giàu có, tài sản còn được hay không, cũng phải xem khả năng kiếm và giữ của bạn thế nào."

Chuyên gia đầu tư tài chính John Templeton từng quyết định tiết kiệm 50% thu nhập hàng tháng của mình khi mới 19 tuổi. Anh ta nói, số tiền tiết kiệm 50% mỗi tháng này chính là "thời khắc quan trọng" của bản thân.

Warren Edward Buffett bắt đầu tiết kiệm tiền khi ông ấy còn là một người bán báo. Ông nói bí mật giàu có của mình là nhờ: tiết kiệm, đầu tư, tiếp tục đầu tư, lại tiếp tục đầu tư...

Có nhiều người cho rằng, hiện tại tôi không đủ tiền tiêu, làm sao có thể tiết kiệm tiền bây giờ?

Làm giàu không khó: Dù kiếm được bao nhiêu, nhất định phải tập cho mình thói quen tiết kiệm tiền - bài học xương máu của vị doanh nhân thành đạt 30 tuổi - Ảnh 4.

Bạn nên nhớ hai câu:

Câu đầu tiên: Nếu bây giờ bạn kiếm không đủ tiền để tiết kiệm được một ít, thì ngay cả khi bạn có kiếm được gấp đôi số tiền đi nữa, bạn vẫn sẽ cảm thấy không đủ thôi. Có thể ta nghĩ tương lai kiếm được nhiều tiền hơn sẽ tiết kiệm, nhưng chưa chắc chắn.

Câu thứ hai: Bây giờ là thời điểm tốt nhất để tiết kiệm, vì tương lai vật giá cao hơn, mức tiêu phí xài tiền chắc chắn còn nhiều hơn hiện tại.

Một nhà văn người Anh đã từng viết thế này: "Người vừa biết tiêu tiền vừa biết tiết kiệm tiền mới là người luôn hài lòng với thực tại nhất."

Chúng ta nên học cách tiết kiệm, bởi vì đó như mức lương ta tự phát cho chính mình.

Bạn có thể để dành 10% mức lương, nếu không đủ trang trải thì có thể để dành 5% hoặc ít hơn, nhưng nhất quyết dù ít hay nhiều gì cũng nên tập tiết kiệm từ bây giờ.

Cố lên nhé!

Theo Thiên Tuyết

Trí thức trẻ

Trở lên trên