MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lạm phát đang làm đứt gãy tăng trưởng của nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới

16-08-2022 - 15:43 PM | Tài chính quốc tế

Lạm phát đang làm đứt gãy tăng trưởng của nhiều nền kinh tế hàng đầu thế giới

Kinh tế thế giới suy giảm mạnh trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến hết tháng 6/2022, theo tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Kinh tế thế giới suy giảm mạnh trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến hết tháng 6/2022, theo tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Kinh tế toàn cầu trong quý 2/2022 ghi nhận quý tăng trưởng âm đầu tiên tính từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu 2 năm trước đây. Thời gian gần đây xuất hiện ngày một nhiều thông tin bất lợi với tăng trưởng kinh tế ví như lạm phát leo thang tại phương Tây hay các biện pháp kiểm soát chặt chẽ ngăn COVID-19 tại Trung Quốc gây sức ép suy giảm lên hoạt động kinh tế.

Theo Nikkei, lạm phát có thể coi như một yếu tố gây đứt gãy tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cùng lúc đó, tình hình căng thẳng tại Đài Loan cũng gây ra nhiều ảnh hưởng xấu. Mỹ và châu Âu hiện đang đương đầu với “bài toán khó” trong việc liệu nhóm nền kinh tế này có thể vững vàng nếu không có nguồn năng lượng giá rẻ từ Nga và nguồn lao động chi phí thấp từ Trung Quốc.

Kinh tế thế giới suy giảm mạnh trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến hết tháng 6/2022, theo tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Chuyên gia tại công ty chứng khoán Nikko Securities, ông Yoshimasa Maruyama, ước tính rằng GDP toàn cầu sụt giảm khoảng 2,7%.

Kinh tế Mỹ, Đức, Anh và Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng âm. Mỹ hiện nay đang được cho là đã rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế kỹ thuật khi mà GDP nước này âm 2 quý liên tiếp. Ngân hàng Trung ương Anh mới đây dự báo Anh sẽ rơi vào suy thoái kinh tế trong quý 4/2022 đồng thời quá trình suy giảm này sẽ vẫn kéo dài cho đến năm 2023.

Trong khảo sát mà Nikkei thực hiện với khoảng 10 chuyên gia kinh tế tư nhân, 3 chuyên gia dự báo Mỹ sẽ rơi vào suy thoái kinh tế trong năm nay hoặc nửa đầu năm 2023, 6 chuyên gia kinh tế cũng dự báo kịch bản tương tự với khu vực đồng tiền chung châu Âu.

So với cùng kỳ năm trước, GDP thực của Nhật tăng trưởng 2,2% trong khoảng thời gian quý 2/2022, như vậy chính thức trở lại ngưỡng tăng trưởng trước đại dịch COVID-19. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tiềm năng được dự báo sẽ rất thấp. Việc nhu cầu toàn cầu giảm cũng có thể khiến cho kinh tế Nhật bị “chệch hướng” tăng trưởng.

Các dự báo trên được đưa ra trong bối cảnh nhu cầu đối với các thiết bị và dịch vụ số, ngành dẫn đầu quá trình phục hồi hậu COVID-19, đang bắt đầu giảm.

Cuối tháng 7/2022, CEO của Intel – ông Patrick Gelsinger cho biết: “Một số khách hàng lớn nhất của chúng tôi đang giảm hàng tồn kho ở tốc độ chưa từng thấy trong thập kỷ qua”. Trong quý 2/2022, Intel đã công bố quý lỗ ròng đầu tiên tính từ quý cuối cùng của năm 2017.

Quý 2/2022, doanh số bán máy tính cá nhân giảm ước chừng khoảng 15% còn doanh số bán điện thoại thông minh giảm 9%, số liệu của IDC Mỹ cho hay. Còn theo công ty nghiên cứu Gartner, dự báo tăng trưởng doanh thu của ngành bán dẫn trong năm nay ước đạt 7,4% từ mức 13,6% trước đó.

Trên thị trường hàng hóa hiện cũng đang xuất hiện nhiều thông tin bi quan. Giá sản phẩm đồng, loại hàng hóa vốn nhạy cảm với biến động trong kinh tế toàn cầu, ở mức khoảng 8.100USD/tấn trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, như vậy tức tương đương khoảng thấp hơn 30% so với giá ở thời điểm ngay sau khi Nga và Ukraine leo thang căng thẳng. Giá các kim loại công nghiệp ví như aluminum và nickel đều được bán với giá thấp hơn khoảng từ 10 đến 20% so với thời điểm giá cao trước đây.

Triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu khá u ám. Kinh tế Trung Quốc sụt giảm 10% trong khoảng thời gian 1 năm tính đến quý 2/2022 trong khi đó lĩnh vực bất động sản, một động lực quan trọng của nền kinh tế, vẫn trì trệ ngay cả sau khi giới chức Trung Quốc loại bỏ các biện pháp phong tỏa mạnh tay. Tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên ở Thượng Hải thời điểm tháng 7/2022 chạm mức 19,9%.

Căng thẳng Nga – Ukraine đã gây tổn hại đến nguồn cung năng lượng tại châu Âu. Vào tháng 7/2022, doanh nghiệp năng lượng nhà nước Trung Quốc Gazprom đã giảm 20% công suất bán khí đốt sang Đức. Công ty hóa chất BASF của Đức cũng công bố không thể duy trì hoạt động nếu nguồn cung khí đốt của Đức không đảm bảo.

Chi phí cuộc sống tăng cao không khỏi khiến cho các hộ gia đình phải thắt chặt chi tiêu. Doanh số bán lẻ tại Đức giảm 8,8% xét theo danh nghĩa thực và như vậy ghi nhận mức giảm sâu nhất tính từ khi các số liệu được tính toán vào năm 1994.

Lạm phát tại khu vực đồng tiền chung châu Âu tháng 7/2022 ở mức 8,9%. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã nâng lãi suất chủ chốt lần đầu tiên trong 11 năm nhằm ứng phó với việc giá cả leo thang. Lãi suất cơ bản đồng tiền chung châu Âu được nâng lên mức 0% từ mức âm 0,5%.

Theo Trung Mến

Nhịp sống kinh doanh

Trở lên trên