MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lạm phát sẽ sớm xảy ra với tách cà phê của bạn

05-12-2021 - 12:05 PM | Thị trường

Lạm phát sẽ sớm xảy ra với tách cà phê của bạn

Ngay cả cà phê cũng sẽ không tránh khỏi tác động mạnh mẽ của thời tiết khắc nghiệt và lạm phát, và điều đó sắp xảy ra.

Giá cà phê robusta trong phiên thứ Sáu (3/11) đã tăng lên mức cao nhất 10 năm, trong khi arabica tăng gần 3% do sự gián đoạn việc vận chuyển từ các nước sản xuất lớn và sản lượng của Brazil sụt giảm.

Theo đó, cà phê robustakỳ hạn giao tháng 1 kết thúc phiên tăng này 2,1% lên 2.386 USD/tấn, trong phiên có lúc chạm mức 2.419, cao nhất kể từ tháng 8/2011. Cà phê arabica giao tháng 3 trong phiên này cũng tăng 2,8% lên 2,4335 USD/lb, đang quay trở lại mức cao nhất trong 10 năm, khoảng 2,48 USD đạt tới vào cuối tháng 11.

Đây không phải là lần tăng giá đột biến nhất của mặt hàng cà phê trong năm nay, bởi giá hiện tại đã cao hơn 80% so với hồi đầu năm.

Có hai nguyên nhân chính khiến cà phê tăng đột biến là do tắc nghẽn trong việc vận chuyển và thời tiết bất thường ở Brazil – nước cung cấp cà phê hàng đầu thế giới.

Lạm phát sẽ sớm xảy ra với tách cà phê của bạn - Ảnh 1.

Giá cà phê cao nhất hàng thập kỷ.

Logistics tắc nghẽn

Giá cà phê tiếp tục bị đẩy lên cao do những khó khăn trong việc vận chuyển trên khắp thế giới và triển vọng sản lượng giảm sút ở nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới – Brazil.

Sự hỗn loạn trong chuỗi cung ứng đã và đang gây ra các vấn đề trên toàn thế giới, bao gồm cả việc thiếu container vận chuyển.

Xuất khẩu cà phê từ Brazil và Việt Nam vẫn trong tình trạng chậm chạp đã gây ra hiện tượng thắt chặt nguồn cung ở các nước tiêu thụ, thúc đẩy sự quan tâm đến lượng cà phê đang trữ ở cá kho của Sàn giao dịch Liên lục địa (ICE).

Các kho dự trữ cà phê arabica của sàn ICE đã giảm hơn 260.000 bao trong 20 ngày qua, trong khi dự trữ robusta giảm hơn 10.000 tấn trong cùng kỳ.

Nhà xuất khẩu cà phê số một của Brazil, Cooxupe, vừa hạ mức ước tính về xuất khẩu cà phê năm 2021 xuống 4,8 triệu bao, từ mức 6,5 triệu bao dự báo trước đó, với lý do các đường dây vận chuyển bị tắc nghẽn và mất mùa làm giảm lượng cung dành cho xuất khẩu.

Chủ tịch của Cooxupé, Carlos Augusto Rodrigues de Melo, cho biết lần đầu tiên công ty sắp thực hiện một giải pháp thay thế cho vận chuyển bằng container, đó là sử dụng các bao 1.000 kg để đưa cà phê vào các tàu chở hàng khô rời.

"Chúng tôi sẽ vận chuyển hơn 100.000 bao theo cách đó. Đó là một lựa chọn để tránh giá container cao và tình trạng thiếu container trên thị trường", ông Melo cho biết.

Cà phê, cũng như ca cao, bông và đường tinh luyện, thường được vận chuyển bằng các thùng chứa. Nhưng sự thiếu hụt của loại thiết bị đó, cùng với việc giảm không gian trong các tàu container, đang buộc các chủ hàng phải tìm đến giải pháp thay thế như sử dụng tàu chở hàng rời.

Ông Melo cho biết Công ty có thể sẽ thực hiện các chuyến hàng khác bằng cách sử dụng cái gọi là 'túi lớn'.

Thời tiết khắc nghiệt

Rào cản vận chuyển không phải là lý do duy nhất khiến xuất khẩu cà phê từ Brazil ít đi. Ông Melo cho biết lượng cà phê mà Cooxupé nhận được từ người trồng cà phê bị giảm khoảng 2 triệu bao do sản lượng năm nay giảm.

Cooxupé dự kiến ​​xuất khẩu 5,8 triệu bao cà phê vào năm 2021, thấp hơn mức dự kiến ban đầu là 7,2 triệu bao.

Trong khi đó, vụ mùa sắp tới – năm 2022 – cũng có dấu hiệu không thuận lợi khi việc cây ra hoa và đậu quả không như mong muốn. Cây cà phê ở Brazil năm nay đã phải "chịu đựng" đợt hạn hán kéo dài, làm giảm khả năng phát triển trái.

Giống như nhiều nơi trên hành tinh, các vùng trồng cà phê của Brazil đã bị ảnh hưởng bởi một đợt hạn hán kéo dài có thể là đợt khô hạn tồi tệ nhất của đất nước trong gần một thế kỷ qua. Không lâu sau đó, vào tháng 7/2021, Brazil đã phải hứng chịu đợt băng giá tồi tệ nhất kể từ năm 1994, giáng một "đòn" mạnh hơn vào cà phê và các loại cây trồng khác.

Thời tiết khắc nghiệt như vậy đe dọa nguồn cung cà phê và gióng lên hồi chuông cảnh báo trên thị trường tài chính.

Carlos Mera, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa nông nghiệp của Rabobank cho biết: "Thời tiết khắc nghiệt đã tạo ra một sự hoảng loạn trên thị trường". Theo ông: "Thời tiết rất tồi tệ đối với cà phê, đặc biệt là ở Brazil".

Lạm phát giá cà phê là ví dụ mới nhất cho thấy thời tiết khắc nghiệt - ít nhất là do khủng hoảng khí hậu - đang tạo ra cơn ác mộng cho những người nông dân trên toàn cầu, khiến giá thực phẩm trở nên đắt đỏ đối với mọi người trên khắp thế giới.

Chỉ số giá thực phẩm của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), theo dõi giá các mặt hàng lương thực được được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu, tháng 11 tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong vòng 10 năm, là 134,4 điểm.

Covid không làm giảm nhu cầu

Trong bối cảnh giá cà phê tăng và Covid-19 kéo dài, nhu cầu đối với cà phê vẫn mạnh mẽ, bất chấp những thay đổi do đại dịch. Mọi người vẫn đang uống nhiều cà phê, mặc dù lượng tiêu thụ đã thay đổi trong suốt thời gian Covid-19 - từ văn phòng và quán cà phê chuyển sang tại nhà.

Jorge Cuevas, Giám đốc phụ trách mảng kinh doanh cà phê của Sustainable Harvest Coffee Importers (Mỹ), cho biết: "Tất cả chúng tôi đều rất lo sợ"

Hiệp hội Cà phê Quốc gia Mỹ cũng cho biết nhu cầu không bị ảnh hưởng bởi Covid. Theo Hiệp hội: "Trong nhiều năm, thế giới trồng nhiều cà phê hơn chúng ta uống, nhưng Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo rằng năm nay chúng ta sẽ tiêu thụ nhiều cà phê hơn so với lượng nông dân trồng được". "Chúng tôi không kỳ vọng các điều kiện hiện tại sẽ thay đổi vị thế của cà phê như một thức uống ưa thích của người Mỹ."

Giá tách cà phê có thể sắp tăng

Giá cà phê bán lẻ đang có xu hướng tăng nhưng không tăng đột biến như nhiều mặt hàng khác.

Giá cà phê tăng 4,7% trong vòng 12 tháng qua, theo báo cáo lạm phát giá tiêu dùng tháng 10 của Mỹ. Mức tăng đó dưới mức lạm phát chung - cao nhất trong 30 năm trong tháng 10.

Đó là bởi vì Starbucks (SBUX) và các công ty cà phê khác mua cà phê trước rất nhiều và có các chiến lược phòng ngừa rủi ro để chốt giá. Điều đó cho phép họ bảo vệ tỷ suất lợi nhuận của mình và giữ cho giá trong tầm kiểm soát, giúp tránh khỏi những biến động trên thị trường kỳ hạn.

Tuy nhiên, tin xấu là nếu giá luôn ở mức cao, cuối cùng giá cao đó sẽ chuyển thành giá giá tách cà phê tăng cao. Ông Cuevas cho rằng: "Điều đó sắp xảy ra" và "Điều hoàn toàn không thể tránh khỏi là chi phí sẽ phải được chuyển cho người tiêu dùng".

Tham khảo: CNN, CNBC

Vân Chi

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên