MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Làm sao để tiền gửi ở ngân hàng được an toàn?

27-02-2018 06:54 AM | Tài chính - ngân hàng

Làm sao để tiền gửi ở ngân hàng được an toàn?

Các trường hợp khách gửi tiền vào ngân hàng bị mất gần đây khiến nhiều người băn khoăn và đặt câu hỏi: làm sao để biết tiền mình gửi vào ngân hàng có tồn tại hay không, nếu chẳng may bị mất thì phải làm gì, liên hệ với cơ quan nào giải quyết...

Theo các số liệu thống kê từ cơ quan quản lý, tính đến hết năm 2017, tổng phương tiện thanh toán của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đạt hơn 8 triệu tỷ đồng (cuối năm 2016 là hơn 7,1 triệu tỷ), trong đó tiền gửi của dân cư ước hơn 4 triệu tỷ đồng (cuối năm 2016 đạt chưa đến 3,5 triệu tỷ), và tiếp tục gia tăng thêm nữa trong 2 tháng đầu năm 2018.

Vai trò của tiền gửi với nền kinh tế cũng như mạch máu nuôi sống cơ thể con người. Đồng thời tiền gửi vẫn tiếp tục là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả được nhiều người dân lựa chọn, bên cạnh các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản, vàng…

Tuy nhiên thời gian qua xuất hiện không ít các trường hợp khách hàng gửi tiền vào ngân hàng bị mất do nhiều nguyên nhân, có thể là do lỗi của khách hàng, do bị cán bộ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt... với số tiền rất lớn, mà gần nhất là khoản hơn 300 tỷ của một khách VIP tại Ngân hàng Eximbank.

Xoay quanh câu chuyện này, Ban biên tập đã nhận được rất nhiều câu hỏi của độc giả về việc làm sao để gửi tiền vào ngân hàng được an toàn nhất? Làm sao để biết tiền của mình có còn hay đã bị mất? Nếu bị mất thì phải cầu cứu cơ quan nào? Có nên tiếp tục duy trì việc phục vụ khách hàng tại nhà nữa hay không?…

Để giải đáp phần nào thắc mắc của độc giả cũng như đưa ra các đề xuất, giải pháp về tăng cường quản lý rủi ro hơn trong hệ thống ngân hàng, Báo điện tử Trí thức Trẻ phối hợp với Kênh thông tin tài chính kinh tế CafeF sẽ tổ chức buổi Giao lưu trực tuyến với chủ đề "Làm sao để tiền gửi ở ngân hàng được an toàn" vào chiều ngày thứ Ba 27/2/2018.

Buổi giao lưu có sự tham gia của các chuyên gia về ngân hàng, luật sư và chuyên gia bảo mật, bao gồm:

1.TS. Đặng Anh Tuấn – Viện phó Viện Ngân hàng Tài chính – ĐH Kinh tế Quốc dân

2. Luật sư Chu Mạnh Cường – Đoàn luật sư Tp.Hà Nội, trưởng VP Luật sư Danh Chính

3. TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV

4. Ông Lê Nguyên Khang – Trưởng phòng An toàn thông tin VCCorp  



Ban Biên tập

Trí Thức Trẻ

Lên trên

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên