MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Làm việc online quá dài mùa dịch dễ xuất hiện 2 rối loạn tầm thần: Bác sĩ chỉ cách vượt qua

13-10-2021 - 21:42 PM | Sống

Dịch bệnh đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Đặc biệt, các trường hợp phải nghỉ việc do dịch bệnh, không ra ngoài được do giãn cách, làm việc online quá dài, trẻ ít được vận động hơn so với lúc bình thường… dễ gặp các vấn đề về sức khoẻ tâm thần.

Thời gian gần đây, số bệnh nhân tới Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương khám do các rồi loạn tâm thần tăng lên rõ rệt sau thời gia dài giãn cách.

Bệnh nhân N.T.H (63 tuổi tại Hà Nội) đã về hưu trong thời gian dịch bệnh, các con ở nhà không có việc làm điều này khiến bệnh nhân suy nghĩ rất nhiều, dẫn tới mất ngủ. Để có thể chợp mắt được bệnh nhân đã phải tìm đến thuốc ngủ, nhưng dù uống thuốc nhưng bệnh nhân cũng chỉ chợp mắt được vài tiếng đồng hồ.

Bà H thường xuyên cáu gắt với chính con cháu mình. Đôi khi, các cháu chơi ồn ào cũng khiến cô bị kích động. Nhận thấy vợ có vấn đề chồng bà H trong thời gian giãn cách đã phải tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị cho vợ ở nhà. Hết giãn cách xã hội, bà H được gia đình đưa đi khám điều trị, con cái bắt đầu công việc, các cháu học online, cùng với sự động viên của mọi người nên tình trạng đỡ hơn.

Làm việc online quá dài mùa dịch dễ xuất hiện 2 rối loạn tầm thần: Bác sĩ chỉ cách vượt qua - Ảnh 1.

Số lượng bệnh nhân tới khám rối loạn tâm thần sau thời gian giãn cách tăng lên.

TS.BS Trần Thị Hồng Thu, Phó giám đốc BV Tâm thần ban ngày Mai Hương cho biết, trường hợp nữ bệnh nhân này đã điều trị tâm thần trước đây. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên bệnh tình tái phát. May mắn, gia đình và nhất là chồng luôn chia sẻ động viên nên tinh thần bệnh nhân đã ổn, chỉ đến khám lại và điều trị thuốc tại nhà.

Rối loạn tâm thần có thể gặp ở bất cứ ai trong cuộc sống hàng ngày, nhất là thời điểm dịch. Do dịch bệnh tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội.

Đặc biệt là các trường hợp phải nghỉ việc do dịch bệnh, không ra ngoài được do giãn cách, làm việc online quá dài, trẻ ít được vận động hơn so với lúc bình thường… Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, trong đó hai bệnh lý thường gặp nhất đó là rối loạn lo âu, trầm cảm.

TS Hồng Thu cho hay: "Vấn đề quan trọng mà nhiều người cần phải chú ý đó là phân biệt lo lắng, căng thẳng bình thường với những lo lắng, cẳng thẳng bệnh lý.

Lo lắng thông thường chỉ xuất hiện nhất thời và mất đi rất nhanh sau đó, có thể là vài giờ, một đến hai ngày. Tuy nhiên, nếu lo lắng đó kéo dài đến 2 tuần, đi kèm là ảnh hưởng đến giấc ngủ, tính khí, làm bản thân luôn ức chế, không thể tiếp tục công việc thì đó là bệnh lý".

Để có một sức khoẻ tinh thần tốt trong giai đoạn sống chung với dịch bệnh như hiện nay, chuyên gia lưu ý người dân có cần tránh hai thái cực tâm trạng. Đó là, quá bận tâm đến sức khỏe hoặc quá lơ là với sức khỏe. Còn đối với công việc cũng nên tránh không để bản thân quá bận rộn hay nhàn rỗi quá.

Trường hợp khi gặp lo lắng, căng thẳng, mọi người hãy tập thở sâu, hít sâu (thở bụng). Bởi khi tập trung vào hơi thở thì sẽ giảm được căng thẳng rất nhiều. Ngoài ra, có thể để tâm trạng thư giãn một cách thoải mái nhất bằng cách xem bộ phim yêu thích, tập thiền, yoga…

Trong cuộc sống, kể cả khi gặp sang chấn, điển hình như giai đoạn dịch bệnh này, mọi người luôn giữ tinh thần lạc quan, nhìn vấn đề theo hướng tích cực. Khi có sức khỏe tinh thần, cũng đồng nghĩa với việc có sức khỏe tâm thần tốt.

Để giữ được tinh thần, thái độ lạc quan, không ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, TS.BS Trần Thị Hồng Thu khuyến cáo, mỗi người cần: Nghiêm túc với bản thân; Độ lượng với người khác; Yêu công việc mình làm; Yêu điểm tốt của người khác; Tăng phút vui cười, giảm phút buồn bực; Luôn lạc quan, yêu đời, yêu lao động, giúp đỡ mọi người.

Theo Ngọc Minh

Doanh nghiệp và Tiếp thị

Trở lên trên