Làn sóng di cư sang Dubai của giới nhà giàu Ấn Độ: Đầu tư 2,7 triệu đô là có ngay "visa vàng" để sở hữu cuộc sống như thiên đường lên tới 10 năm
Cuộc sống tiện nghi ở Dubai (UAE) là điều mà giới nhà giàu Ấn Độ luôn mơ ước.
- 06-03-2022Chân dung nữ ca sĩ lần đầu góp mặt trong BGK Miss World Việt Nam: Tuổi 40 thành công với khối tài sản khổng lồ, sở hữu biệt thự hàng chục tỷ khiến dân tình “lóa mắt”
- 02-03-2022Thú chơi đồng hồ xa xỉ của Messi: Mẫu đắt nhất có thể lên tới 4,5 tỷ đồng, nhiều loại đã dừng sản xuất, có tiền chưa chắc đã mua được
- 28-02-2022Có tiền trong tay, nên mua đồng hồ xịn hay xe sang trước? Câu trả lời sẽ tiết lộ bạn có tư duy của một doanh nhân thành đạt hay không
Karan Aggarwal (54 tuổi) là một doanh nhân người Ấn hoạt động chủ yếu trong nước và trong khu vực Trung Đông. Suốt nhiều năm qua, không ít lần ông đã nghĩ tới việc chuyển sang Dubai (UAE) sinh sống, hoặc mua ngôi nhà thứ hai ở đây.
Giờ đây, trước tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, ông quyết định liều lĩnh một lần, đưa toàn bộ vợ con sang Dubai sinh sống.
Gia đình Aggarwal không phải là trường hợp duy nhất. Họ chỉ là một phần trong làn sóng di cư sang Dubai của giới nhà giàu Ấn Độ. Thành phố này có tất cả những gì họ mong muốn: đường phố sạch sẽ, cơ sở hạ tầng đẳng cấp thế giới và chính sách miễn thuế.
Người Ấn Độ chiếm gần 1/3 dân số UAE
Từ lâu, Dubai đã là điểm lao động ưa thích của giới cổ cồn xanh Ấn Độ. Trong 2 năm vừa qua, nơi đây tiếp tục trở thành nơi định cư mới của giới nhà giàu Ấn Độ. Họ sang Dubai để được tiêm vaccine Pfizer, mang theo cả vợ con lẫn bảo mẫu. Chính sách "Visa Vàng" được triển khai từ năm 2019 cũng là điểm hấp dẫn khác.
"Sống tại Dubai chẳng có gì khó khăn. Thành phố này là sự kết hợp hoàn hảo giữa lối sống toàn cầu và văn hóa Ấn Độ của tôi", bác sĩ Rajesh Pattanayak - Trưởng khoa Gây mê, Bệnh viện Mỹ ở Dubai - cho biết.
"Tôi có cơ hội làm việc tại bệnh viện đẳng cấp thế giới. Nơi này gần quê hương tôi, lại là môi trường an toàn với cơ sở hạ tầng hiện đại".
Nhờ sở hữu nhiều tiện nghi và cơ sở hạ tầng hiện đại, Dubai trở thành điểm đến ưa thích của giới nhà giàu
Dubai cũng là địa điểm mua sắm, giao thương và tiệc tùng nổi tiếng trong giới nhà giàu Ấn Độ. Các hộp đêm náo nhiệt; các trung tâm thương mại lấp lánh với nhiều món đồ xa xỉ; bãi biển luôn chật kín người.
Dubai có khoảng 3,3 triệu người nước ngoài đang sinh sống, chiếm tới 90% dân số. Họ là những người tạo ra việc làm, cũng như điều hành các trung tâm thương mại, nhà hàng, bệnh viện và khách sạn 5 sao.
Làn sóng xuất khẩu lao động Ấn Độ sang Dubai bắt đầu vào thập niên 60, sau khi dầu mỏ được phát hiện ở nơi này. Ngày nay, người Ấn Độ chiếm tới 28% dân số UAE, tập trung thành các cộng đồng dân cư ở Abu Dhabi và Sharjah. Một điểm cộng khác của Dubai là khoảng cách gần với Ấn Độ, chỉ mất vài tiếng đi máy bay.
Trước đây, người Ấn Độ ở Dubai chủ yếu làm các công việc tay chân nặng nhọc mà người bản địa không muốn làm. Giờ đây, thời thế đã thay đổi. Cộng đồng người Ấn xuất hiện trong các lĩnh vực phức tạp hơn, bao gồm kinh doanh, ngân hàng, tư vấn, PR, tài chính và chăm sóc sức khỏe.
Không ít doanh nhân Ấn Độ đã xây dựng sự nghiệp thành công ở Dubai, trở thành người điều hành những thương hiệu địa phương nổi tiếng như Aster Dm Healthcare và Joyalukkas Jewellery.
"Dubai giống Ấn Độ ở cơ cấu xã hội. Ở đây, người giàu cũng thể hiện địa vị bằng cách sống trong biệt thự, đi xe xịn như Bentley, hoặc cho con học trường tư như ở Ấn Độ", một người Ấn sống tại Dubai cho biết.
Huyền thoại Bollywood Shah Rukh Khan hay nhà vô địch tennis Sania Mirza cũng đã lấy được "Visa Vàng"
Tại thành phố này, người Ấn Độ dễ dàng tìm thấy những sở thích quen thuộc, từ các trận đấu cricket cho đến những buổi họp báo phim Bollywood. Họ cũng thích mua sắm, xem phim và đi công viên giải trí.
Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, rất nhiều người Ấn Độ tại Dubai, cả giới cổ cồn xanh và cổ cồn trắng, bị mất việc do kinh tế suy thoái. Họ buộc phải trở về quê hương bởi visa lao động đã hết hạn.
"Visa Vàng" - tấm vé đến thiên đường của giới siêu giàu Ấn Độ
Năm 2019, để phục hồi nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch, UAE đã giới thiệu chính sách "Visa Vàng". Người nước ngoài có thể cư trú lâu dài tại Dubai (từ 5 đến 10 năm) và tiếp cận các dịch vụ y tế hiện đại.
Chính sách này dành cho những nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra 2,7 triệu USD (61,6 tỷ VNĐ), các doanh nhân và những người nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật, văn học, văn hóa, di sản, lịch sử và thể thao. Nhiều ngôi sao nổi tiếng Ấn Độ, ví dụ như huyền thoại Bollywood Shah Rukh Khan hay nhà vô địch tennis Sania Mirza, cũng đã lấy được "Visa Vàng".
"Thời gian gần đây, giới nhà giàu Ấn Độ đổ xô sang Dubai sinh sống và làm việc ngày càng nhiều. Khoảng 85% người nước ngoài sống ở đây là dân châu Á, trong đó người Ấn Độ chiếm gần 51%", Shalini Lambah - Giám đốc Migrate India, nơi cung cấp dịch vụ định cư và bất động sản.
"Dubai là lựa chọn hàng đầu của tầng lớp thượng lưu Ấn Độ, nhờ thủ tục kinh doanh dễ dàng, cơ chế quản lý thuế thân thiện và chính sách định cư nhanh chóng", Lambah cho biết.
Họa sĩ người Ấn nổi tiếng Mona Biswarupa Mohanty cũng là một trong số những người lấy được "Visa Vàng"
"Dubai khá giống Mumbai: dễ chịu nhưng tràn đầy năng lượng. Hồi mới sang đây, tôi không thích lắm với việc sống trong những tòa nhà bê tông lấp lánh. Tuy nhiên, sau vài năm, tôi cảm thấy hạnh phúc khi trở thành một phần của thành phố đa văn hóa này. Người dân nơi đây sống khá thoáng, nhưng vẫn tuân thủ nghiêm túc một số luật lệ", cô nhớ lại.
"Tôi chuyển đến Dubai với tư cách một chuyên gia thiết kế. Thế nhưng, chính khung cảnh nghệ thuật náo nhiệt nơi đây đã khơi dậy cảm hứng sáng tạo trong tôi, trở thành chất xúc tác để tôi bỏ việc và theo đuổi nghệ thuật toàn thời gian".
"Việc tôi được cấp ‘Visa Vàng’ cho thấy thành phố này trân trọng văn hóa và nghệ thuật đến mức nào. Tôi cảm thấy UAE là điểm đến tuyệt vời cho các nghệ sĩ, với hàng loạt hội chợ và triển lãm quốc tế, vô số phòng trưng bày và rất nhiều nhà sưu tầm, nhà bảo trợ nghệ thuật, cũng như trải nghiệm đa văn hóa và sự cổ vũ từ chính quyền".
Dù vậy, không phải ai cũng cảm thấy Dubai là thiên đường.
Một cư dân cho biết, cái nóng khắc nghiệt của sa mạc khiến việc tập luyện thể thao gần như bất khả thi, ngoại trừ vào những tháng mùa đông.
"Bạn phải dành phần lớn thời gian bật điều hòa. Thức ăn chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài, chứa đầy chất bảo quản để giữ được lâu trong điều kiện mùa hè".
"Dubai cũng không an toàn lắm. Hiện tượng trộm cắp vẫn xuất hiện tại các khu dân cư giàu có - một điều dễ hiểu nếu xét đến sự phân hóa giàu nghèo tại đây. Tiền thuê nhà ngày càng tăng, trong khi mức lương không còn cao như trước".
(Theo SCMP)