MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Làn sóng IPO dâng cao kỷ lục trên toàn cầu

28-06-2021 - 09:33 AM | Tài chính quốc tế

Ảnh: WSJ

Ảnh: WSJ

Hàng loạt doanh nghiệp, từ công ty sữa dê Thụy Điển Oatly Group AB cho đến công ty chuyên sản xuất ủng Dr Martens, đều bán cổ phiếu trong năm 2021.

Các công ty đang đẩy mạnh huy động vốn nhiều hơn bao giờ hết bởi họ đang muốn tranh thủ cơ hội giá cổ phiếu cao.

Theo Bloomberg, trong 6 tháng đầu năm nay, các đợt IPO đã thu về 350 tỷ USD, con số cao chưa từng thấy. Như vậy con số này còn cao hơn cả mức 282 tỷ USD của nửa đầu năm 2020, nhiều doanh nhân và người làm việc trong ngành ngân hàng nhờ vậy mà “bội thu”.

Cuộc đua IPO đã được khởi động từ năm ngoái, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phục vụ cho việc ở nhà của con người “thống trị’ làn sóng IPO trong năm ngoái và năm nay, ngoài ra, các công ty thâu tóm với mục đích đặc biệt (SPACs) cũng IPO tràn ngập thị trường. Trong năm nay, khi mà cổ phiếu không ngừng tăng giá, xu thế này đã tiếp tục bao gồm cả những công ty năng lượng tái tạo và cả các nhà bán lẻ trực tuyến.

Hàng loạt doanh nghiệp, từ công ty sữa dê Thụy Điển Oatly Group AB cho đến công ty chuyên sản xuất ủng Dr Martens. đều bán cổ phiếu trong năm 2021. Tuy nhiên, số lượng các công ty công nghệ vẫn chiếm số đông trong các đợt IPO lần này. Didi Global dự kiến sẽ có đợt IPO quy mô lớn nhất tại Mỹ trong thập kỷ qua nếu công ty này vẫn tiếp tục với kế hoạch bán khoảng 4 tỷ USD cổ phiếu.

“Thị trường tài chính khắp nơi trên thế giới, từ New York cho đến Hồng Kông, đều rất nóng trong nửa đầu năm nay, nhiều người không khỏi so sánh với thời kỳ bong bóng dotcom cuối thập niên 1990”, trưởng bộ phận tài chính tại Goldman Sachs – ông Aaron Arth nhận xét.

Sự bùng nổ này được cho có nguyên nhân từ lượng tiền lớn mà ngân hàng trưng ương các nước bơm vào thị trường và nền kinh tế cũng như sự trỗi dậy của tầng lớp nhà đầu tư cá nhân, những người nhiệt tình muốn mua cổ phiếu của công ty mà họ ưa thích.

Rõ ràng, các ngân hàng đầu tư trên thế giới đã có một khoảng thời gian “ăn nên làm ra”. Họ thu được rất nhiều tiền phí bảo lãnh và tư vấn. Các tổ chức tài chính như Citigroup hay Goldman Sachs cũng đang dẫn đầu bảng xếp hạng IPO trong năm nay.

Khi mà ngày một nhiều ngày công ty đổ xô niêm yết cổ phiếu, ngành dường như đã trở nên quá bão hòa. Nhà đầu tư cho biết họ trở nên khó tính hơn và ngày một ngại ngần trả số tiền quá cao cho những công ty tăng trưởng cao ngập tràn thị trường IPO.

Kết quả, ngày một nhiều cổ phiếu cổ phiếu của doanh nghiệp được đánh giá cao đã giảm điểm sâu ngay khi chào sàn, nhiều công ty đã phải thất vọng. Có thể kể đến những ví dụ sau: cổ phiếu của công ty giao thực phẩm Deliveroo giảm 26% trong ngày chào sàn đầu tiên tại London; cổ phiếu công ty Oscar Health – công ty bảo hiểm đồng sáng lập bởi ông John Kushner đã giảm 40% tính từ khi chào sàn New York.

Công ty NordGold của Nga trong ngày thứ Ba đã rút lại hồ sơ IPO bởi viện dẫn lý do thị trường bất ổn và giá vàng biến động quá mạnh. Vào tháng trước, công ty Genworth Financial cũng đã trì hoãn đợt chào bán cổ phiếu tại Mỹ. Ngày thứ Sáu tuần này, công ty Geely Automobile Holdings đã hủy việc nộp hồ sơ xin niêm yết cổ phiếu tại Thượng Hải.

Đồng sáng lập của bộ phận thị trường vốn tại châu Âu, ông Saadi Soudavar, nhận xét: “Nhà đầu tư đang cảm thấy ngày một mệt mỏi và trở nên khó tính hơn. Thực ra cho đến giờ nửa đầu năm 2021 vẫn chứng kiến quy mô hoạt động IPO cao chưa từng thấy, chính vì vậy việc khách hàng trở nên khó tính cũng vô cùng dễ hiểu”.

Theo Trung Mến

Nhịp sống Doanh nghiệp

Trở lên trên