Lãnh đạo về hưu tiết lộ: Từ bàn ăn cũng có thể nhìn ra tính cách, người có 3 hành động này thường không đáng tin
Người thường ăn cơm, còn người thông minh "ăn" cơ hội. Muốn biết bản chất một người ra sao, chỉ cần nhìn vào thói quen ăn uống của chính họ.
- 15-12-2022'Ông hoàng chứng khoán' khẳng định: Người có thể trở nên giàu có nhất định không làm 2 điều này, sớm áp dụng thì làm nên đại sự
- 15-12-2022Tuần làm việc 4 ngày không phải liều thuốc chữa bách bệnh: Hơn 70% số người cảm thấy giảm giờ làm là sự bất tiện
- 14-12-2022Ngôi trường ở Mỹ không áp lực điểm số, không có bài về nhà
- 12-12-20225 năm tiết kiệm 1 tỷ đồng, người phụ nữ hé lộ bí quyết ‘4 không’: Cắt trà sữa, tự làm tóc tại nhà và nói không với ăn ngoài
- 12-12-2022Dáng đi của bạn như thế nào? Câu trả lời sẽ tiết lộ sự thật bất ngờ về tính cách con người bạn
Ở nơi làm việc, nhân sự tài giỏi và người không đủ năng lực dù che giấu thế nào cũng đều có thể nhìn thấu. Người bình thường có thể không nhìn ra được, nhưng những nhà lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm và con mắt sắc bén nhìn thoáng qua là có thể nhận ra.
Đặc biệt là những ông chủ đang ở vị trí cao thì khả năng đánh giá lại càng chính xác. Nhìn chung, các nhà lãnh đạo nơi công sở luôn thích quan sát mọi người trong bữa tối. Vì vậy, có quan điểm cho rằng một bữa ăn cũng có thể thay đổi sự nghiệp, thậm chí cả cuộc đời.
Khổng Tử từng nói: "Bản chất của con người là giống nhau, chính thói quen là điều khiến mỗi người trở nên khác biệt". Muốn nhìn thấu một người, chúng ta phải thông qua từng thói quen và hành vi nhỏ nhặt trong đời sống hằng ngày của chính họ. Chính những lúc thư giãn thoải mái nhất như ăn, uống, ngủ, nghỉ là thời điểm tốt nhất để chúng ta nhận ra bản chất thật của một người.
Một nhà lãnh đạo kỳ cựu ở Trung Quốc sau khi về hưu đã tiết lộ cách nhìn người trong một bữa ăn. Ông cho rằng, người có ba hành vi dưới đây thường không đáng tin, nên hạn chế giao du.
Biểu hiện thứ nhất: Thích “chiếm sóng” của người khác
Trên bàn tiệc, người càng kém cỏi lại càng thích tranh đoạt “ánh đèn sân khấu”. Lý do là bởi họ không chịu được việc bị người khác phớt lờ, không được chú ý.
Vì vậy, khi người khác nói chuyện, họ thích xen vào để gây sự chú ý. Nói tóm lại, nơi nào có “ánh đèn sân khấu”, họ sẽ xuất hiện ở đó.
Những người này là ví dụ điển hình cho những nhân viên có EQ thấp. Để che đậy sự tự ti của mình, những người này cố tỏ ra rất vui vẻ, hòa đồng để thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh.
Bàn tiệc môi trường tính cách con người được lộ rõ. Ảnh: Sohu
Chỉ có người khống chế được cái miệng của mình trên bàn ăn mới là người khôn ngoan, biết kiểm soát và nắm giữ vận mệnh của chính mình. Biết xác định giới hạn của bản thân mới là người đáng tin cậy, đáng để kết giao và trở nên thân thiết.
Biểu hiện thứ hai: Không biết nhìn trước ngó sau
Một công ty nổi tiếng đã tuyển dụng thêm tám nhân viên và mời bọn họ cùng ăn một bữa cơm với các lãnh đạo. Ngay sau bữa ăn, hai người trong số đó đã bị loại. Lý do là thế này:
Trong số các ứng viên có một người đặc biệt thích ăn cay, anh ta gọi một số món cay đến nỗi chỉ một mình anh ta ăn nổi. Sau đó, khi đồ ăn được đưa lên, lần nào anh ta cũng dùng đũa gảy lên gảy xuống, vừa ăn vừa nói.
Người còn lại thì rất hướng nội, từ đầu tới cuối đều không nói được mấy câu. Khi mọi người nâng ly, anh ta đều tham gia cùng và không kén chọn bất cứ món ăn nào. Tuy nhiên, khi bữa ăn sắp kết thúc, anh ta bắt đầu đỏ mặt tía tai, ăn nói lè nhè và thậm chí còn loạng choạng ngã từ trên ghế xuống sàn.
Có thể thấy, người đầu tiên vừa ích kỷ và vừa thiếu văn hóa, nếu đặt vào môi trường công việc, anh ta là điển hình kiểu người không có tinh thần hợp tác. Người thứ hai sẽ luôn chăm chỉ làm việc nhưng làm mà không biết định hướng, không biết cách dừng lại và còn thiếu hiểu biết về bản thân.
Điều quan trọng nhất là nhân phẩm của anh ta trở nên khác biệt hoàn toàn sau khi quá chén, phơi bày bản chất thật sự ẩn bên trong không giống như bề ngoài khiêm tốn.
Đa số người thành công tự tìm ra cơ hội lớn trong những bữa ăn, xây dựng quan hệ thông qua các buổi tiệc; người thường thường bậc trung chỉ biết ngồi im một góc, tập trung ăn uống mà thôi. Còn với những người "rượu vào lời ra", thì dù che giấu giỏi đến đâu cũng sẽ bị lộ, không ai muốn xã giao.
Hình minh họa. Ảnh: Storm
Biểu hiện thứ ba: Tranh thanh toán hóa đơn
Trong bữa tiệc, những người càng khoa trương lại càng thích vội vã thanh toán hóa đơn. Thậm chí họ còn nói to, sợ người khác không biết. Những người như thế này thường thích dùng tiền để đánh bóng bản thân. Trên thực tế, người có tầm và có năng lực luôn biết cách giữ thái độ khiêm tốn thay vì thể hiện mình giàu có như thế nào.
Bởi vì, người càng có bản lĩnh thì càng hiểu ra chân lý “sông sâu tĩnh lặng, lúa chín cúi đầu”. Không quá coi trọng vật chất nhưng chúng ta vẫn phải thấu hiểu giá trị của tiền bạc. Thay vì phô trương một cách phung phí để nhận về những ánh mắt khinh thường, những người càng biết khiêm tốn và cẩn trọng trên bàn ăn lại càng được người khác tôn trọng.
Người thường ăn cơm, còn người thông minh thì "ăn" cơ hội. Tính cách cũng như bản lĩnh của mỗi người đều có thể được phản chiếu thông qua bữa ăn, từng động tác, từng lời nói, từng thái độ và từng thói quen ăn uống.
Thể thao & Văn hoá