Lao động bỏ trốn ở nước ngoài có thể bị phạt đến 100 triệu đồng
Người lao động (NLĐ) bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động.
- 13-09-2015Chịu thua lao động bỏ trốn
Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo đó, trong lĩnh vực đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, dự thảo Nghị định đưa ra quy định mức xử phạt đối với những vi phạm điều kiện hoạt động của doanh nghiệp (DN) dịch vụ từ 5 triệu đến 200 triệu. Trong đó, mức phạt cao nhất từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với DN có một trong các hành vi: Sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài của DN khác để tổ chức đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài của DN mình để đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cho người đã từng quản lý một DN dịch vụ khác bị thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài hoặc cho người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp DN vi phạm quy định về đăng ký hợp đồng, báo cáo việc đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài chịu mức phạt từ 5 triệu đến 180 triệu đồng; Vi phạm quy định về tuyển chọn, ký kết và thanh lý hợp đồng, mức phạt từ 20 triệu đến 80 triệu đồng.
Doanh nghiệp vi phạm quy định về bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết cho NLĐ chịu mức phạt từ 20 triệu đến 180 triệu đồng; vi phạm quy định về thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền môi giới, tiền ký quỹ, tiền dịch vụ và các khoản tiền thu của NLĐ; đóng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, mức phạt từ 20 triệu đến 200 triệu; vi phạm quy định về tổ chức đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài và quản lý NLĐ ở ngoài nước mức phạt từ 20 triệu đến 200 triệu. Ngoài ra, DN còn chịu hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ việc thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động từ 1 tháng đến 12 tháng tùy hành vi vi phạm.
Đối với những vi phạm của NLĐ; phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động, hết hạn cư trú; bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng mà không phải do bị cưỡng bức lao động; sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng; lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định. Đồng thời, buộc về nước, cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn từ 2 đến 5 năm tùy hành vi vi phạm.
Người lao động