Lập trình viên 45 tuổi đăng thông báo tìm việc: Dù thành thạo kỹ năng nhưng “đấu” sao lại nhiệt huyết và sáng tạo của tuổi trẻ?
Rất nhiều ngành nghề mới nổi, chỉ quen với chấp nhận người trẻ, còn thẳng tay đào thải, từ chối người trung niên dù họ có trong tay bề dày kinh nghiệm. Tại sao vậy?
- 16-10-2021Tranh cãi chuyện "Học ngành gì để kiếm được công việc với mức lương khởi điểm 2000 USD/tháng": Tư duy sai lệch về mục tiêu đi học và tìm kiếm việc làm?
- 05-10-2021Tỷ phú Mark Cuban: Đây là câu hỏi phỏng vấn mới mà các nhà tuyển dụng sẽ hỏi những người tìm việc làm sau đại dịch
- 05-10-2021Phong trào "nghỉ hưu tuổi 30" của giới trẻ Hàn Quốc: Quá chán nản với nguy cơ bị đuổi việc bất cứ lúc nào, số đông tìm đường để tự do tài chính, hy vọng có thể theo đuổi đam mê
Gần đây, một bài đăng của lập trình viên đã lôi kéo sự chú ý của đông đảo mọi người, tựa đề "Tôi thành thạo các kĩ năng này, nhưng vì đã 45 tuổi nên tìm việc khó".
Lập trình viên sau 45 tuổi có thật sự không được ưa chuộng?
Mọi người căn cứ vào kinh nghiệm tổng kết lại lập trình viên sau tuổi 40 thì có thể làm gì, có người bảo vẫn tiếp tục làm lập trình, cao nữa là quản lý cấp cao, thấp hơn thì là thương nhân, nhân viên tự do, chuyển ngành làm giáo viên...
Trên thực tế, đây không phải lần đầu xuất hiện bài đăng như này trên trang web chính phủ, thời gian trước, một người đàn ông 48 tuổi đã viết bài đăng tìm việc lên đây đã hot rồi.
Làm sao để phá vỡ "hiện tượng 35 tuổi" trong môi trường việc làm?
35 tuổi đúng là điểm chuyển tiếp lớn nhất của đa số người trên trường việc làm, lấy tin xin việc trên các trang tìm việc làm chứng, có rất nhiều những vị trí hạn chế tuổi là 35 hoặc dưới 30 tuổi.
Theo điều tra, bình quân độ tuổi của các nhân viên công nghệ thông tin ở công ty lớn là từ 27 đến 33, đa số là các công ty với nhân viên trung bình dưới 30 tuổi (tính cả 30 tuổi).
Tại sao 35 tuổi lại khiến người ta lo âu hơn là tuổi 30 hay 40? Khách quan ta thấy, theo thống kê, 20 đến 34 tuổi có thời gian bình quân làm việc mỗi tuần là khoảng 45 tiếng, sau 35 tuổi thì bắt đầu giảm xuống, thời gian làm việc bình quân của nhân viên sẽ tăng hoặc giảm theo độ tuổi, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu của nhiều công ty tuyển dụng đặt 35 tuổi làm mốc.
Phân tích chủ quan mà nói, đa số sau 35 tuổi, đều phải đối mặt với vấn đề trên thì hiếu kính cha mẹ, dưới thì chăm sóc con cái, với tinh lực có hạn thì phải cân bằng giữa công việc và sinh hoạt. Có thể thấy từ báo cáo phân tích số liệu của các trang web tuyển dụng, đa số các doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên trên 35 tuổi với chi phí cao hơn, không chỉ là tinh lực không bằng người trẻ, sự cố hữu về tư duy cũng ảnh hưởng tới doanh nghiệp thậm chí là yêu cầu tuyển dụng của một vài doanh nghiệp yêu cầu cao về tính sáng tạo.
Môi trường việc làm ở tuổi trung niên không phải là chuyện nhỏ
Không khó để nhìn ra từ khóa của các bài đăng như này: Trung niên, lập trình viên, khó khăn tìm việc, điều này khác với tái tìm kiếm việc làm sau thất nghiệp. Trong ấn tượng xã hội, lập trình viên là người có tri thức sâu rộng, đãi ngộ cao, có tiền đồ, không đến mức phải đăng bài lung tung như vậy. Sau đó lại xuất hiện một màn khiến người ta suy ngẫm.
Không thể phủ nhận, bao gồm IT, các nghề khác cũng đang "chuộng người trẻ". Cái gọi là "đào thải trung niên", "nguy cơ 35 tuổi"... cơ hồ đã là trạng thái nào đó của môi trường việc làm ai cũng biết rồi. Nhưng cái cần suy nghĩ, không chỉ là trung niên, mà còn có rất nhiều người trẻ. Người trẻ phải bỏ ra chi phí đào tạo lớn, mở ra một nghề nào đó được cho là có tương lai, ví dụ như lập trình viên, kết quả lại phát hiện, tất cả nỗ lực dường như đều không chống lại nổi yếu tố sinh lý – già nua. Điều này đương nhiên sẽ khiến người ta sinh ra lo lắng, về lâu dài mà nói, cũng sẽ ảnh hưởng đến việc chọn nghề và phát triển sản nghiệp.
Có vài tin tức tiêu biểu, như hiện nay có vài công ty đã công bố "Báo cáo tình hình tìm kiếm việc làm của các sinh viên sau tốt nghiệp của các trường đại học trọng điểm Trung Quốc 2021", trong các trường thuộc 211 hay 985 được tham khảo, thì có tới 79% chọn doanh nghiệp quốc hữu là "doanh nghiệp đáng làm việc nhất".
Doanh nghiệp lớn cũng được, doanh nghiệp nước ngoài cũng chả sao, nhìn từ góc độ tự thân ngành nghề ta thấy, cũng nên coi trọng vấn đề "Từ chối tuổi trung niên", góp phần cải thiện môi trường việc làm. Rất nhiều ngành nghề mới nổi, có thể từ trước tới nay chỉ quen với chấp nhận người trẻ, vẫn chưa có nhận thức rõ ràng về việc làm thế nào để bố trí ổn thỏa người ở tuổi trung và lão niên.
Từ góc độ dân số ta thấy, người trung niên tìm việc chiếm tỷ lệ cao là chuyện của tương lai. Trung niên cũng là trụ cột của gia đình, trạng thái sinh hoạt của trung niên có liên quan tới vấn đề như chỉ số hạnh phúc và ổn định xã hội. Người trung niên thất nghiệp thường được coi là khó khăn của gia đình, từ góc độ này mà nói, khó khăn tìm việc của người trung niên không phải là nhỏ, đối với các bộ phận liên quan, cũng nên có hành động và nhận thức hợp lý.
Doanh nghiệp và tiếp thị