LHQ: Đầu tư nước ngoài vào các quốc gia đang phát triển định hướng xuất khẩu sẽ giảm từ 2.000 - 3.000 tỷ USD trong 2 năm tới do Covid-19
Theo Liên Hợp Quốc, dịch Covid-19 có thể sẽ khiến nền kinh tế tại các quốc gia đang phát triển trở nên “tồi tệ hơn”. Ngoài Trung Quốc và Ấn Độ, dự báo tất cả các nước đang phát triển sẽ rơi vào suy thoái.
- 31-03-2020Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ: Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ Việt Nam 3 triệu USD chống Covid-19
- 31-03-2020Ngân hàng Thế giới: Covid-19 có thể khiến gần 24 triệu người ở Đông Á - Thái Bình Dương bị bần cùng hóa, Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao?
- 31-03-2020Diễn đàn Kinh tế Thế giới: Bằng cách tập trung vào các biện pháp trong tầm kiểm soát của mình, Việt Nam đã nhận được sự tán dương từ cộng đồng quốc tế trong việc phòng chống Covid-19
Một phân tích mới đây được đưa ra bởi Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho thấy: Trong bối cảnh các điều kiện toàn cầu xấu đi, các hạn chế về tài chính và ngoại hối sẽ khiến đầu tư vào các quốc gia đang phát triển định hướng xuất khẩu sụt giảm từ 2.000 – 3.000 tỷ USD vòng 2 năm tới do đại dịch Covid-19.
Giám đốc bộ phận chiến lược phát triển và toàn cầu hóa của UNCTAD - ông Richard Kozul-Wright cho hay: Sự đình trệ kinh tế ở các nền kinh tế mới nổi đã diễn ra kể từ quý IV/2019 - trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện. "Tình hình sẽ rất tệ", theo ông Richard Kozul-Wright.
UNCTAD đánh giá, các nước đang phát triển sẽ cần đến 2.500 tỷ USD trong năm nay để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế do dịch Covid-19 gây ra. Trong đó bao gồm 1.000 tỷ USD hỗ trợ các khoản nợ và 500 tỷ USD chi cho các dịch vụ y tế khẩn cấp và các chương trình liên quan.
"Khủng hoảng y tế sẽ vẫn diễn ra tại các nước đang phát triển", ông Richard Kozul-Wright nhận định. "Cuộc khủng hoảng y tế sẽ khiến các quốc gia đang phát triển đối mặt với khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Chính vì vậy, chúng tôi đang tìm cách tăng cường các dịch vụ cũng như hệ thống chăm sóc sức khỏe tại các quốc gia này", ông khẳng định.
Ông Kozul-Wright thông báo, Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã nhất trí lập quỹ hỗ trợ toàn cầu trị giá 5.000 tỷ USD với cuộc khủng hoảng y tế này. Điều đó sẽ giúp làm giảm mức độ của cú sốc về "thể chất, kinh tế và tâm lý", ông Kozul-Wright nói.
Các lãnh đạo G20 cũng cam kết sẽ tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các ngân hàng khu vực để triển khai gói tài chính hỗ trợ những quốc gia đang phát triển.
"Các nền kinh tế tiên tiến đã hứa sẽ làm "bất cứ điều gì cần thiết" để ngăn chặn các công ty và hộ gia đình của họ mất một khoản thu nhập khổng lồ", ông Kozul-Wright nói. "Tuy nhiên, nếu các nhà lãnh đạo G20 tuân thủ cam kết của họ về "một phản ứng toàn cầu trên tinh thần đoàn kết", thì phải có hành động tương xứng cho 6 tỷ người sống bên ngoài các nền kinh tế G20".
"Mặc dù vậy, kinh tế thế giới sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay với dự báo thu nhập toàn cầu sẽ giảm hàng nghìn tỷ USD. Điều này sẽ gây ra rắc rối nghiêm trọng cho các nước đang phát triển, ngoại trừ Trung Quốc và có thể là Ấn Độ", ông Kozul-Wright cảnh báo.
Phân tích của UNCTAD chỉ ra: "Khi thiếu năng lực tiền tệ, tài chính và cơ chế hành chính để đối phó với cuộc khủng hoảng này thì hậu quả của đại dịch kết hợp và suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ là thảm họa đối với nhiều nước đang phát triển và ngăn chặn tiến trình của họ đến với các mục tiêu phát triển bền vững".