MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ở Bắc Triều Tiên, Jazz là thứ âm nhạc “đồi trụy”

13-12-2013 - 09:10 AM |

Tại đất nước “bí ẩn nhất thế giới” CHDCND Triều Tiên, không chỉ có phim ảnh nằm trong vòng kiềm tỏa vô cùng chặt chẽ. Âm nhạc cũng không thể là thứ dễ dãi…


Kim Cheol Woong sinh tại Bình Nhưỡng năm 1974. Cha của anh đứng trong hàng ngũ của Đảng Lao Động và mẹ anh là một giáo sư. Từ năm lên 8 tuổi, Cheol Woong đã được chọn vào chương trình đào tạo nghệ sỹ trẻ đặc biệt của Đại học Âm nhạc và Khiêu vũ Bình Nhưỡng. Anh được đào tạo 14 năm tại đó.

 
Một dàn nhạc ở Triều Tiên 

Đối với Bình Nhưỡng, những nghệ sỹ cũng mang vai trò chính trị. Kim Cheol Woong học được điều đó từ trường hợp của một bạn học trong trường. Lần đó, lãnh tụ Kim Jong Il yêu cầu một sinh viên trẻ phải tham dự Cuộc thi piano quốc tế Tchaikovsky tổ chức tại Moscow. Nhưng người sinh viên trẻ tin rằng mình không thể đủ trình độ tham gia cuộc thi, anh muốn được tập luyện thêm và đã từ chối yêu cầu của lãnh tụ. Người sinh viên âm nhạc khốn khổ được đưa thẳng tới trại tập trung vì chống lệnh.

Năm 1995, Kim Cheol Woong được cử sang Moscow học âm nhạc. Tại Nga, anh bị giám sát rất chặt chẽ. Cheol Woong sống trong Đại sứ quán tại Moscow và mọi hoạt động đều được theo dõi bởi các nhân viên an ninh Bắc Triều Tiên. Dù thế, một thế giới mới vẫn được mở ra trước mắt anh. Lần đầu tiên trong đời, Cheol Woong tiếp xúc với âm nhạc hiện đại của thế kỷ 20, và anh nhanh chóng tìm thấy tình yêu của mình: nhạc jazz. Vấn đề của anh chỉ có một. Đó là tại Bắc Triều Tiên, theo Kim Cheol Woong, nhạc jazz được coi là “thứ âm nhạc đồi trụy làm lòng người phân tán”.
 
Thứ âm nhạc này là điều cấm kị 

Không chỉ có nhạc jazz, mà âm nhạc của nhiều nghệ sỹ lý lịch “có vấn đề” cũng bị cấm ở Bắc Triều Tiên. Một trong số họ là huyền thoại piano Sergei Rachmaninoff, người đã viết lên nhiều bản nhạc cho piano nổi tiếng nhất thế kỷ 20. Âm nhạc của Rachmaninoff bị cấm ở Bắc Triều Tiên vì ông đã rời nước Nga để tới sống tại Mỹ sau cuộc Cách mạng tháng Mười. Trong mắt họ, đó là một kẻ phản bội, và đặc biệt là phản bội dưới sự bao bọc của nước Mỹ.

Nhưng không phải jazz, không phải Rachmaninoff, mà là Richard Clayderman mới là nhân vật âm nhạc khiến cho Kim Cheol Woong gặp rắc rối.

Trong một quán cà phê ở Moscow, Cheol Woong đã nghe thấy một khúc nhạc piano vang lên từ máy phát thanh. Bản nhạc khiến cho anh bị xúc động mạnh. “Đó là bản nhạc gì vậy?” – Cheol Woong hỏi người chủ quán cà phê.

Người chủ cười. “Cậu học âm nhạc mà không biết đây là nhạc gì? Cậu là loại sinh viên gì thế?”.
 
 
Những bản nhạc hòa tấu lãng mạn của Richard Clayderman khiến không ít người Triều Tiên gặp rắc rối 

Đó chính là bản “Autumn Leaves” (Lá mùa thu), một bản nhạc rất nổi tiếng của phương Tây, được nghệ sỹ piano người Pháp Richard Clayderman diễn tấu. Kim Cheol Woong đã bí mật mua những chiếc đĩa của Clayderman ở Moscow rồi sau đó đem về nước khi anh kết thúc khóa học năm 1999. Ở Bình Nhưỡng, anh vẫn tiếp tục say mê nghe nhạc của Clayderman một cách bí mật.

Nhưng mọi chuyện bị phát hiện vào giữa năm 2001. Khi đó, Cheol Woong quyết định tập bản “Autumn Leaves” để làm một món quà bất ngờ dành cho bạn gái. Nhưng một người đồng nghiệp đã nghe thấy thứ âm nhạc bất hợp pháp đó. Vụ việc được báo cáo cho an ninh. Kim Cheol Woong bị bắt phải xin lỗi và viết một bản kiểm điểm 10 trang vì đã chơi thứ âm nhạc đó.
 
 
Nghệ sĩ trình diễn trong ban nhạc ở Bắc Triều Tiên

Chính bản kiểm điểm đó đã khiến Cheol Woong quyết định bỏ trốn, dù khi đó, anh đang là nghệ sỹ dương cầm chính của Dàn nhạc giao hưởng Bình Nhưỡng, một người có vị thế trong xã hội. “Tôi quyết định đi tìm tự do để có thể chơi nhạc theo ý mình”.

Tháng 10/2001, anh bắt tàu đi đến tỉnh biên giới phía Bắc của đất nước, và ở đó, với 2.000 USD, anh tìm được một người dắt mình qua bên kia biên giới. Và đó là lý do để chúng ta biết đôi điều về người nghệ sỹ dương cầm có tên Kim Cheol Woong, về âm nhạc ở đất nước “bí ẩn” CHDCND Triều Tiên…


Theo Tần Hoài

thuydtt

Depplus

Trở lên trên