LNG gây hại cho môi trường hơn than
Xung đột Israel - Hamas lan rộng đe dọa nguồn cung dầu toàn cầu, lượng khí thải từ khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) cao hơn gần 4 lần so với carbon, nghiên cứu cho thấy.
- 14-01-2024Máy bay Boeing 737 lại bị nứt cửa sổ buồng lái
- 14-01-2024Mỏ uranium lớn nhất thế giới ở Kazakhstan gặp vấn đề lớn
- 14-01-2024Kênh YouTube của Tổng thống Indonesia đăng video thăm nhà máy VinFast cùng ông Phạm Nhật Vượng: Công bố “đặc quyền” dành cho hãng xe Việt
Báo Die Welt của Đức đưa tin, trích dẫn nghiên cứu mới nhất của Mỹ, khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), loại nhiên liệu mà Đức sử dụng ngày càng nhiều để ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng kể từ khi Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt, có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường hơn nhiều so với việc đốt than.
Trước cuộc xung đột ở Ukraine, Nga, nền kinh tế lớn nhất EU, đã đáp ứng tới 40% nhu cầu khí đốt của Đức. Tuy nhiên, vào năm 2022, Berlin đã giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga bằng cách nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), đặc biệt là từ Mỹ, qua đó Washington đã trở thành quốc gia cung cấp nhiên liệu chính cho Đức.
Tác giả của nghiên cứu, nhà nghiên cứu khí methane Robert W. Howarth từ Đại học Cornell, cho biết: "Trong tất cả các kịch bản được xem xét, tổng lượng khí thải nhà kính từ LNG nhiều hơn so với than đá, cao hơn từ 24% đến 274%".
Ông xác định, rò rỉ khí methane trong chuỗi cung ứng LNG, bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau từ fracking và hóa lỏng đến vận chuyển LNG bằng đường biển và sản xuất điện, là nguyên nhân gây thiệt hại cho môi trường. Khí methane là một loại khí nhà kính đặc biệt mạnh.
Nghiên cứu cho biết, chỉ riêng lượng khí thải từ LNG trong quá trình vận chuyển đã cao hơn ít nhất 24% so với đốt than thông thường, ngay cả khi sử dụng các tàu hiện đại nhất và tuyến đường vận chuyển ngắn nhất.
Nghiên cứu lưu ý: "Trong tất cả những kịch bản được xem xét, các loại tàu được sử dụng để vận chuyển LNG, lượng khí thải methane vượt quá lượng khí thải carbon dioxide từ quá trình đốt cháy cuối cùng của LNG".
VTV