Lo lắng là gì? Làm thế nào để kiểm soát sự lo lắng?
Mọi người đều trải qua cảm giác lo lắng ít nhất một lần trong đời. Cảm giác lo lắng giống như sự kết hợp của các cảm xúc lo âu, sợ hãi và phấn khích cùng một lúc. Khi bạn lo lắng, lòng bàn tay của bạn có thể đổ mồ hôi, nhịp tim của bạn có thể tăng lên và bụng bạn sẽ có cảm giác khó chịu.
- 04-10-2021Chiêu trò lừa tình, lừa tiền theo kiểu "mổ lợn" từ Trung Quốc đang lan rộng, 90% phụ nữ có học vấn cao vẫn bị “sụt hố”
- 03-10-2021Cả nhà 3 người bị ngộ độc, đi viện cấp cứu ngay trong đêm, nguyên nhân hóa ra là 1 thói quen dùng tủ lạnh mà nhiều gia đình Việt đều có
- 26-09-2021Du lịch “trả thù” sau đại dịch: Kiệt sức vì Covid, nhiều người chán làm, bỏ lại công việc để lao đi du lịch bù đắp những ngày “chôn chân”
Bất cứ điều gì nằm ngoài vùng an toàn của bạn đều có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng. Nguyên nhân dẫn đến lo lắng có thể bắt nguồn từ những trải nghiệm tích cực và cả những trải nghiệm tiêu cực, chẳng hạn như buổi hẹn hò đầu tiên, một cuộc phỏng vấn xin việc hoặc việc bạn tham dự một đám tang.
Lo lắng là gì? Tại sao chúng ta lại cảm thấy lo lắng?
Lo lắng là một phản ứng tự nhiên của cơ thể. Lo lắng xuất hiện khi cơ thể phản ứng lại sự căng thẳng. Điều này liên quan đến một loạt các phản ứng nội tiết tố và sinh lý giúp bạn chuẩn bị đối phó với một sự việc hoặc mối đe dọa nào đó.
Lo lắng là một phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với một sự kiện có thể khiến bạn căng thẳng.
Lúc này, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone Adrenaline - một loại hormone có tác dụng trên thần kinh giao cảm - giúp bạn chuẩn bị để đối mặt hoặc chạy trốn khỏi sự việc hoặc mối đe dọa nào đó. Ngay lập tức, tim của bạn sẽ đập nhanh hơn, huyết áp của bạn tăng lên, và nhịp thở nhanh hơn, giúp làm tăng sự tỉnh táo và năng lượng cho bạn.
Phản ứng này có thể dẫn đến cảm giác hồi hộp và lo lắng.
Sự khác nhau giữa lo lắng và rối loạn lo âu
Lo lắng là một phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với một sự kiện có thể khiến bạn căng thẳng. Nó chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và có thể biến mất khi sự căng thẳng qua đi. Sự lo lắng có thể kiểm soát được, ngày cả khi bạn là người dễ cảm thấy lo lắng.
Mặc dù lo lắng là một triệu chứng phổ biến của rối loạn lo âu nhưng chúng hoàn toàn không giống nhau.
Rối loạn lo âu là những rối loạn tâm thần phát triển từ một số yếu tố phức tạp, bao gồm: di truyền, hóa học não và các sự kiện trong cuộc sống. Rối loạn lo âu thường kéo dài và không thể kiểm soát được nếu bệnh không được điều trị kịp thời.
Rối loạn lo âu thường kéo dài và không thể kiểm soát được.
Những người bị rối loạn lo âu thường cảm thấy hồi hộp, lo lắng thái quá. Những cảm giác này thường xảy ra thường xuyên và không có tác nhân gây căng thẳng rõ ràng.
Các triệu chứng phổ biến của rối loạn lo âu gồm: đau đầu, cảm giác kỳ lạ trong cơ thể, tay chân run rẩy, mất ngủ, khó tập trung, tức ngực, mệt mỏi, tim đập loạn nhịp, đổ mồ hôi,...
5 cách đơn giản giúp giảm sự lo lắng, hồi hộp
Lo lắng là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với một số tình huống nhất định. Bạn có thể học cách kiểm soát sự lo lắng bằng một số phương pháp sau đây:
5.1. Đừng sợ lo lắng
Trong một số tình huống bạn cảm thấy không thoải mái, hãy tự nhắc nhở bản thân rằng lo lắng xảy ra là điều bình thường. Thậm chí, sự lo lắng xuất hiện có thể đem lại sự hữu ích cho bạn.
Hầu hết chúng ta đều cảm thấy lo lắng khi gặp những thách thức và cơ hội mới. Lo lắng là phản ứng tự nhiên của cơ thể giúp bạn chuẩn bị cho những điều sắp xảy ra - đa số những điều này đều nằm ngoài vùng an toàn của bạn.
Do vậy, bạn cần bỏ qua nỗi sợ hãi và chấp nhận rằng lo lắng là một trải nghiệm hoàn toàn tự nhiên. Điều này có thể giúp bạn giảm bớt lo lắng và kiểm soát hệ thần kinh một cách tốt hơn.
5.2. Chuẩn bị thật kỹ
Ở một số tình huống, bạn có thể dự đoán hoặc lập kế hoạch cho mọi thứ, hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị thật kỹ càng cho những sự việc đó. Ví dụ:
Luyện tập, chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tham gia một buổi thuyết trình hoặc cuộc họp theo lịch trình công việc
Rủ thêm một người bạn hoặc người thân đi cùng bạn đến một sự kiện hoặc một cuộc hẹn
Dành nhiều thời gian để chuẩn bị sẵn sàng cho công việc mới hoặc sự kiện nào đó
Luyện tập thật kỹ trước buổi thuyết trình sẽ giúp bạn giảm sự lo lắng.
5.3. Suy nghĩ tích cực
Sự thiếu tự tin hoặc nghĩ rằng bạn sẽ làm rối tung mọi thứ thường là nguyên nhân dẫn đến sự lo lắng. Vì vậy, nếu bạn bắt đầu cảm thấy nghi ngờ về năng lực của mình, hãy tìm cách đưa bản thân vào một trạng thái tâm lý tích cực hơn.
Để làm được điều này, bạn hãy thử tự nói chuyện với chính mình theo một hướng tích cực, hoặc hình dung ra kết quả mà bạn mong muốn.
Nghe một bài hát yêu thích hoặc xem một bộ phim vui vẻ cũng có thể giúp tâm trạng của bạn trở nên tốt hơn.
5.4. Nói chuyện với ai đó
Gọi điện cho mẹ, bạn thân của bạn hoặc bất kỳ ai khác mà bạn tin tưởng. Chia sẻ cảm xúc của bạn với những người mà bạn cảm thấy tin tưởng sẽ giúp mọi thứ trở nên đúng đắn và dễ dàng hơn. Họ có thể giúp bạn nhìn nhận tình huống sự việc dưới góc độ hợp lý hơn.
Một nghiên cứu năm 2014 đã chỉ ra rằng chia sẻ cảm xúc của bạn với người khác, đặc biệt là người đã trải qua tình huống tương tự, có thể giảm căng thẳng và khiến bạn cảm thấy tích cực hơn.
5.5. Thử một số kỹ thuật thư giãn
Học cách thư giãn là điều quan trọng giúp bạn vượt qua trạng thái căng thẳng và kiểm soát thần kinh tốt hơn.
Một trong các kỹ thuật thư giãn được nhiều người sử dụng là bài tập thở.
Tập hít thở sâu có tác dụng nhanh chóng, bạn có thể tập ở bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào mà bạn cảm thấy lo lắng. Các bài tập thở phổ biến gồm kỹ thuật thở 4-7-8 và thở bằng cơ hoành.
Dưới đây là hướng dẫn về kỹ thuật thở 4-7-8:
B1: Thở ra hoặc thổi hơi ra hoàn toàn bằng miệng. Khi thở phải thở mạnh, tạo thành tiếng. Đầu lưỡi đặt sau hàm răng trên.
B2: Ngậm miệng lại, hít nhẹ nhàng bằng miệng, đếm thầm trong đầu đến 4.
B3: Nín thở, đếm đến 7.
B4: Thở mạnh ra thành tiếng, đếm đến 8.
B5: Ngậm miệng lại, hít thở nhẹ nhàng, lặp lại toàn bộ quá trình thêm 3 lần nữa.
>> Tìm hiểu thêm Anxiety là gì?
Nguồn dịch: Healthline.com