MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lò mổ ‘địa ngục’ tại Đức: Giám đốc tỷ phú còn nhân viên sống trong lều giữa rừng, bị máy cắt lìa ngón tay nhưng 3 ngày sau mới được gặp bác sĩ

18-01-2021 - 10:36 AM | Tài chính quốc tế

Lò mổ ‘địa ngục’ tại Đức: Giám đốc tỷ phú còn nhân viên sống trong lều giữa rừng, bị máy cắt lìa ngón tay nhưng 3 ngày sau mới được gặp bác sĩ

Công nhân phải làm ca 16 đến 18 tiếng tại lò mổ nhưng không nhận được trợ cấp ngoài giờ. Khi bị máy cắt thịt cắt lìa ngón tay, một công nhân phải đợi đến 3 ngày sau để được gặp bác sĩ.

Con đường trở thành ‘gã khổng lồ’ của Tonnies

50 năm trước, gia đình Tonnies sở hữu một lò mổ kiêm cửa hàng bán thịt nhỏ ở vùng quê nước Đức. Khi cuộc cách mạng công nghiệp ập tới, các lò mổ trong khu vực lần lượt trở nên thua lỗ. Hai anh em Bernd và Clemens Tonnies đã mạnh dạn thâu tóm, hiện đại hóa và mở rộng các lò mổ, đồng thời củng cố mối quan hệ với các chuỗi cửa hàng tạp hóa bằng mức giá thấp hơn thị trường.

Cho đến ngày nay, chỉ riêng lò mổ Rheda-Wiedenbruck của Tonnies đã xử lý hơn 20.000 con lợn mỗi ngày, giúp Tonnies trở thành một trong bốn thương hiệu kiểm soát 55% sản lượng thịt lợn của Đức. Doanh thu năm 2018 của Tonnies vượt mốc 6,7 tỷ Euro, biến Clemens Tönnies thành tỷ phú với tài sản lên tới 2,3 tỷ Euro.

Clemens còn tự hào có tên trong danh sách những người giàu nhất châu Âu của Forbes và có mối quan hệ với những nhân vật quyền lực như tổng thống Nga Vladimir Putin.

Câu chuyện lập nghiệp trên thoạt nghe rất điển hình và đáng học hỏi, tuy nhiên, các nhà phân tích kinh tế cho rằng thành công của Tonnies bắt nguồn từ thỏa thuận giữa EU và các nước Đông Âu từ những năm 1990, cho phép các công ty trong EU thuê "công nhân từ xa" từ bên ngoài EU, nhưng chỉ trả cho họ mức lương như khi làm việc tại quê nhà.

Các "công nhân" này chỉ nhận được từ 3 đến 5 Euro một giờ, chưa tới một phần ba số tiền mà công nhân quốc tịch Đức thường kiếm được. Đó là chưa kể đến việc ép buộc "công nhân từ xa" làm ca từ 16 đến 20 giờ và chỉ cho họ sống trong khu lều dựng tạm trong rừng.

Lợi thế cạnh tranh ‘hắc ám’

 Lò mổ ‘địa ngục’ tại Đức: Giám đốc tỷ phú còn nhân viên sống trong lều giữa rừng, bị máy cắt lìa ngón tay nhưng 3 ngày sau mới được gặp bác sĩ  - Ảnh 1.

Nguồn nhân lực ‘rẻ mạt’ nhanh chóng trở thành lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Đức, nó ‘mất cân bằng’ đến mức các nhà sản xuất như Vion Hà Lan và Crown Đan Mạch phải chuyển một phần hoạt động sang Đức để sao chép mô hình trên, thay vì cố gắng cạnh tranh tại sân nhà.

Đến năm 2014, sự phẫn nộ của công chúng và những lời phàn nàn từ các nước láng giềng đã buộc ngành công nghiệp Đức này đồng ý trả mức lương tối thiểu. Và chỉ một năm sau, nhằm ‘xóa trắng’ các cáo trạng, các lò mổ của Đức cam kết ngừng sử dụng ‘lao động từ xa’.

Nhưng ngay sau đó, trong lúc Công đoàn và các Nhà hoạt động chưa kịp ‘ăn mừng’ sự kết thúc của mô hình cũ, một mô hình ‘hắc ám’ mới đã xuất hiện. Thay vì trực tiếp đứng ra tuyển ‘công nhân từ xa’, các lò mổ Đức đã thuê lại các nhà thầu phụ, chủ yếu tuyển dụng công nhân. Các nhà thầu phụ trên lý thuyết vẫn là các công ty Đức, chỉ có điều chủ sở hữu lại đến từ Đông Âu.

Những hợp đồng phụ này không chỉ nhanh chóng cung cấp hơn 2/3 số công nhân tại các lò mổ, mà còn loại bỏ hoàn toàn trách nhiệm của các doanh nghiệp Đức. Lò mổ không trực tiếp thuê nhân công mà chỉ trả cho các nhà thầu phụ một mức giá cố định cho một dịch vụ nhất định.

Các nhà thầu phụ là bên cung cấp người lao động, và do đó họ phải chịu trách nhiệm về tiền lương và điều kiện làm việc. Nhưng vì các nhà thầu phụ được trả theo sản lượng chứ không phải theo giờ, nên họ đã thúc đẩy công nhân làm việc cật lực hơn bao giờ hết, trong những ca làm việc mệt mỏi và kéo dài. Rất ít công nhân có thể chịu đựng những điều kiện như vậy lâu hơn một năm.

Để duy trì nguồn cung cấp lao động mới ổn định, các nhà thầu phụ đã dựa vào những người trung gian với kinh nghiệm ‘lôi kéo’ lao động từ Đông Âu, bằng các mẩu quảng cáo trên Facebook, hứa hẹn về công việc có thu nhập tốt, giúp lao động có thời gian vui chơi tại Casino hay tiệc tùng thâu đêm.

Theo một quản đốc, các nhà thầu phụ còn ‘lừa bịp’ chính phủ và công nhân bằng cách liệt kê người phụ thuộc để giảm mức thuế phải đóng, hay kê khai các khoản phụ cấp di chuyển khi lôi kéo lao động, nhưng phụ cấp đó lại không được áp dụng với người nước ngoài:

"Người lao động không biết phải làm gì - họ chỉ phát hiện ra mức lương của mình thấp hơn nhiều khi đã ở tại Đức."

Người thật việc thật

 Lò mổ ‘địa ngục’ tại Đức: Giám đốc tỷ phú còn nhân viên sống trong lều giữa rừng, bị máy cắt lìa ngón tay nhưng 3 ngày sau mới được gặp bác sĩ  - Ảnh 2.

Alexandru Iancu, 28 tuổi, người đã làm việc tại lò mổ Tonnies trong hai năm, mô tả một thực tế khác hẳn so với các mẩu quảng cáo tuyển dụng. Iancu thường xuyên làm ca từ 16 đến 18 tiếng nhưng lại không nhận được trợ cấp ngoài giờ, anh liên tục phải trở về căn phòng đầy gián vào sáng sớm hôm sau.

Iancu nhớ lại, một đồng nghiệp đã bị máy cắt thịt cắt lìa bốn ngón tay vì áp lực làm việc. Và đến khi Iancu bị cắt đứt ngón tay, anh ấy chỉ được gặp bác sĩ ba ngày sau đó.

Một bác sĩ trong khu vực yêu cầu giấu tên cho biết: "Hầu hết chỉ được đưa đến với chúng tôi khi họ không thể chịu đựng được nữa." Ông nói, những tổn thương tồi tệ nhất thường bị che giấu: trầm cảm nặng, dẫn đến chứng nghiện rượu và bạo lực.

Iancu còn chia sẻ rằng một số đồng nghiệp đã bỏ cuộc sau vài tuần và tự tìm cách di chuyển về nhà. Và các nhà thầu phụ còn cho rằng việc giữ lại tiền lương cho đến khi đủ tháng là một trong nhiều chiến lược để cắt giảm chi phí…

Theo Thanh Sang

Doanh nghiệp & Tiếp thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên