Loại bỏ các chất gây ung thư trong cơ thể chỉ bằng 1 số thao tác đơn giản sau bữa ăn: Bất kể già trẻ, gái trai đều phải đặc biệt quan tâm để phòng ngừa bênhh tật
Thói quen sau bữa ăn cũng quyết định tố chất cơ thể của mỗi người, muốn nuôi dưỡng một thể chất khỏe mạnh, cần phải có thói quen lành mạnh. Hãy tập cho mình những thói quen này sau khi ăn.
1. Thưởng thức âm nhạc
Thưởng thức âm nhạc sau bữa ăn có thể hỗ trợ tiêu hóa, nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Ảnh: Internet
Âm nhạc không chỉ đơn thuần là một phương tiện giải trí, nghệ thuật mà âm nhạc còn có thể nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ, thậm chí chữa bách bệnh. Theo nghiên cứu khoa học, âm nhạc còn có những ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của chúng ta nếu biết áp dụng đúng cách, điển hình nhất ở đây chính là việc nghe nhạc sau bữa ăn.
Thói quen nghe nhạc sau khi ăn có tác dụng kích thích hệ thần kinh, từ đó tác dụng đến hệ tiêu hoá, giúp cho việc tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Các bạn lưu ý, hãy chọn loại nhạc nhẹ nhàng, êm dịu để đầu óc được thư thái, tuyệt đối không nên chọn loại nhạc nhanh, ầm ĩ bởi có thể gây phản tác dụng. Bên cạnh đó, nghe nhạc còn giúp đôi mắt dễ chịu, tâm trạng thoải mái, giảm căng thẳng.
2. Xoa bụng
Sau bữa ăn, dùng lòng bàn tay ấm xoa nhẹ vùng bụng, từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, hoặc theo chiều kim đồng hồ. Điều này có thể thúc đẩy tuần hoàn máu trong khoang bụng và tăng cường tiêu hóa, đồng thời giúp giảm cảm giác khó chịu sau khi ăn no.
3. Đi bộ
Đi bộ chậm rãi sau bữa ăn cực kỳ có lợi cho sức khỏe nhưng chỉ đi bộ sau khi ăn 30 phút và thời gian đi là 15 - 20 phút. Ảnh: Internet
Đi bộ chậm rãi sau bữa ăn cực kỳ có lợi cho hệ tiêu hóa và giúp giảm cảm giác khó chịu sau khi ăn no. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý, chỉ đi bộ sau khi ăn 30 phút và thời gian đi là 15 - 20 phút, tránh đi lại ngay sau khi ăn bởi điều đó sẽ gây phản tác dụng. Đặc biệt, chúng ta chỉ nên đi lại nhẹ nhàng, chậm rãi chứ tuyệt đối không nên đi nhanh hay vận động quá mạnh.
4. Súc miệng
Súc miệng sau bữa ăn có thể loại bỏ kịp thời cặn thức ăn trong miệng. Ngoài ra, việc đánh răng ngay sau bữa ăn là điều cực kỳ có hại cho răng và không được khuyến khích vì điều này sẽ làm phá hủy lớp bảo vệ trên bề mặt răng. Do đó, các nha sĩ khuyên chúng ta nên tập thói quen súc miệng sau khi ăn không chỉ làm sạch khoang miệng mà còn đẩy nhanh quá trình phục hồi canxi ở răng.
Các mẹo nhỏ làm giảm áp lực cho dạ dày cũng như bảo vệ sức khỏe khi ăn đồ ăn quá nhiều dầu mỡ
1. Ăn một quả chuối sau khi ăn thịt nướng
Chuối có thể ức chế tác dụng gây ung thư của benzopyrene sau khi ăn đồ nướng. Ảnh: Internet
Thức ăn BBQ sẽ tạo ra nhiều benzopyrene và chất gây ung thư khác. Do đó, sau khi ăn đồ nướng, mọi người nên tráng miệng bằng 1 quả chuối. Bởi vì, chuối có thể ức chế tác dụng gây ung thư của benzopyrene ở một mức độ nhất định và bảo vệ đường tiêu hóa
2. Ăn quá nhiều dầu mỡ, hãy uống một ly nước ép cần tây
Nếu bạn ăn nhiều đồ dầu mỡ, hãy uống một cốc nước ép cần tây ít đường và nhiều chất xơ sẽ có lợi rất nhiều. Bởi vì, xenluloza trong cần tây có thể lấy đi một phần chất béo.
3. Uống một ít sữa chua sau khi ăn lẩu
Nước lẩu có nhiệt độ cao và các nguyên liệu mặn, cay sẽ kích thích dạ dày và ruột. Do đó, uống một ít sữa chua sau khi ăn lẩu có tác dụng bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa rất hiệu quả. Ngoài ra, sữa chua có chứa vi khuẩn axit lactic, có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hư hỏng dạ dày.
4. Khó tiêu, uống trà lúa mạch hoặc nước vỏ cam sau bữa ăn
Chất allantoin trong lúa mạch và chất dầu trong vỏ cam có thể làm tăng tiết dịch vị, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, rất tốt cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
5. Ăn trái cây sau khi ăn mì gói
Sau khi ăn mì gói, chúng ta nên bổ sung các loại trái cây để bù đắp lượng vitamin và khoáng chất. Ảnh: Internet
Ăn một chút trái cây như táo, dâu tây, cam, kiwi… sau khi ăn mì gói có thể bù đắp lượng vitamin và khoáng chất bị thiếu hụt một cách hiệu quả. Ngoài ra, nên nấu mì ăn liền. Còn đối với bún thì nên luộc lại vì sau khi luộc, sợi bún sẽ mềm hơn giúp đường ruột hấp thụ nước, hỗ trợ tiêu hóa.
6. Sau khi ăn cua, ghẹ nên uống nước gừng pha đường nâu
Thịt cua có tính lạnh, người tỳ vị hư yếu có thể bị đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa sau khi ăn. Uống một cốc nước gừng ấm pha đường nâu sau khi ăn cua, ghẹ có thể xua tan cảm lạnh và làm ấm bụng, thúc đẩy tiêu hóa, giảm khó chịu cho dạ dày. Tuy nhiên, phương pháp này không thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường.
7. Làm ẩm phổi và giảm ho, hãy ăn một quả hồng xiêm sau bữa ăn
Hồng xiêm có tác dụng bổ phổi, dưỡng âm, thông phế, là một trong những loại quả chăm sóc sức khỏe lý tưởng cho những người mắc các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, không thể ăn quả hồng khi bụng đói, vì axit tannic có trong quả hồng rất dễ kết tụ trong dạ dày.
Theo SecretChina