Loại "chất độc" mà WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1 hóa ra có thể tồn tại ở 4 loại thực phẩm rất quen thuộc
Nếu có hiện tượng nấm mốc xuất hiện trong những loại thực phẩm dưới đây thì bạn nên vứt đi ngay chứ đừng tiếc rẻ mà cố ăn vào nhé!
- 07-01-20217 thói quen xích gần tới ung thư đại trực tràng: Nhiều người Việt mắc, có người có "đủ bộ"
- 07-01-20215 việc làm hàng ngày giúp nam giới có sức khỏe và tuổi thọ: Thiếu một thứ cũng nên bổ sung
- 07-01-2021Gạo lứt và yến mạch đều "siêu bổ dưỡng", thứ nào tốt cho sức khoẻ hơn?
Aflatoxin được biết tới là chất gây ung thư số 1, từng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố. Theo WHO, aflatoxin sinh ra từ nấm Aspergillus flavus và A. parasiticus. Những loại nấm này đều có thể bám trụ vào các loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày, từ đó là nguyên nhân gây tổn thương sức khỏe theo thời gian.
Đặc biệt, aflatoxin cũng được biết tới là chất độc có thể gây tổn thương lớn cho gan. Vì vậy, việc ăn phải những món bị mốc, kém chất lượng hay để lâu ngày... cũng đều có thể làm tăng khả năng nhiễm phải độc tố aflatoxin.
Dưới đây chính là 4 loại thực phẩm có khả năng cao nhiễm aflatoxin trong nhà bếp mà bạn nên dè chừng!
1. Lạc
Sở dĩ lạc có thể trở thành nơi sản sinh lý tưởng của aflatoxin là vì nó có nhiều dầu. Trong khi đó, nấm Aspergillus flavus lại dễ tan ra trong dầu. Nếu mầm lạc có chứa sẵn độc tố thì việc loại bỏ là rất khó. Chính vì vậy, khi mua lạc bạn cần chú ý quan sát xem lạc có bị đổi màu bất thường và nên kiểm tra mùi lạc để tránh mua phải loại nhiễm độc, ẩm mốc do để lâu ngày.
2. Các loại ngũ cốc (như ngô, lúa mì)
Trong quá trình thu hoạch và bảo quản, một số loại ngũ cốc như ngô, lúa mì... rất dễ bị nhiễm nấm mốc, nhất là vào mùa mưa. Điều này cũng là nguyên nhân gây ra độc tố aflatoxin tiềm ẩn. Trong số đó, phôi ngô có kích thước lớn, hàm lượng nước và đường cao nên rất dễ bị nhiễm độc tố aflatoxin khi ở môi trường ẩm ướt.
Đừng tiếc rẻ mà cố tiêu thụ bằng cách loại bỏ phần hỏng vì độc tố đã lây lan và xâm chiếm toàn bộ thực phẩm. Do đó, cách tốt nhất là vứt bỏ hết các loại ngũ cốc khi có dấu hiệu mốc, hỏng.
3. Các loại hạt
Một số loại hạt như hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều... được biết tới là nguồn dinh dưỡng có tác dụng bảo vệ mạch máu và ngăn ngừa bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, khi ăn mà có vị đắng thì đó lại là dấu hiệu cho thấy nó đã chứa chất độc aflatoxin. Đừng nuốt vào mà hãy nhổ ra và súc miệng ngay lập tức. Bởi aflatoxin chính là nguyên nhân sinh ra vị đắng của hạt.
4. Các loại đậu
Đậu cũng là nơi aflatoxin thích ký sinh, điển hình như đậu nành, đậu đen, đậu đỏ… Sau khi quan sát mà thấy trên bề mặt đậu có những sợi nấm nhỏ hoặc phát ra mùi hôi thì đó chính là lúc độc tố aflatoxin đã xuất hiện. Trường hợp này bạn nên vứt bỏ ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ ung thư.
Nguồn: Sohu, Healthline, WHO; Ảnh: Internet
Pháp luật và Bạn đọc