Loại chuối này được coi là thần dược trị bệnh, từ gốc đến ngọn đều được tận dụng, tiếc là người Việt không coi trọng vì không ngon
Không có hương vị thơm ngon, thậm chí khá khó ăn nhưng công dụng chữa bệnh của loại thuốc này khiến chuyên gia cũng phải gật đầu khen ngợi.
- 19-08-20213 dấu hiệu khi ngủ cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nếu thấy cơ thể bất thường hãy đi khám ngay để kịp thời chữa trị
- 09-08-202110 thức uống thiên nhiên phổ biến ở Việt Nam, ngon-bổ-rẻ giúp tăng cường sức khỏe, tránh xa tật ách: Dùng đúng cách, chữa bách bệnh
- 13-07-20218 loại hoa quả bình dân nhưng khi hấp lên lại trở thành thuốc chữa bệnh an toàn và hiệu quả
Chuối hột – Loại chuối chữa được vô số bệnh trong y học cổ truyền
Nói về chuối, người ta nghĩ ngay đến thứ quả rất phổ biến ở làng quê Việt Nam với những trái thơm ngon, bổ dưỡng. Người ốm mà ăn chuối cũng nhanh khỏe hơn vì chuối lành, giàu dinh dưỡng, lại không cần tưới tắm hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật… cứ xanh tốt, ra quả như thường.
Thế nhưng đó là đối với chuối tiêu, chuối tây, chuối lá… Có vô số loại chuối khác nhau, trong đó, chuối hột không được ưa chuộng vì chẳng ngon lành như những loại chuối thông thường.
Chuối hột không được ưa chuộng vì chẳng ngon lành như những loại thông thường.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), chuối hột tuy không phải là loại trái cây được nhiều người ưa thích nhưng đây là loại chuối có công dụng chữa bệnh rất tuyệt vời, các bộ phận từ gốc đến ngọn đều có thể làm thuốc.
"Trong các loài chuối, chuối hột (chuối chát) có hương vị kém thơm ngon hơn cả. Tuy nhiên không phải vì vậy mà loại quả này trở nên vô dụng. Ngược lại, chuối hột còn là một nguyên liệu được dùng làm thuốc rất phổ biến, từ rất lâu trong y học cổ truyền. Tất cả các bộ phận của cây chuối hột đều có tác dụng chữa bệnh rất tốt", lương y Bùi Hồng Minh nói.
Ngoài các thành phần chất dinh dưỡng tốt như đường, sinh tố, chất xơ, trong chuối hột xanh còn có chứa hàm lượng chất tanin cao, vì vậy chuối có vị chát nhiều hơn ngọt. Chuối hột có tác dụng giải độc, lương huyết, dân gian hay dùng để chữa đau lưng nhức mỏi; trái chuối hột xanh chữa hắc lào, vỏ trái chuối hột chữa kiết lỵ, củ chuối hột chữa cảm nắng, sốt cao…
Trong các loài chuối, chuối hột (chuối chát) có hương vị kém thơm ngon hơn cả.
Những bài thuốc chữa bệnh từ chuối hột được y học cổ truyền ứng dụng
"Trong tài liệu "Những cây thuốc Việt Nam" cũng như sách của các danh y không ghi vị thuốc chuối hột cụ thể ra sao. Thời gian gần đây nhất, một số nghiên cứu được ghi nhận từ dân gian cho thấy chuối hột có tác dụng chữa bệnh", lương y Bùi Hồng Minh nhận định.
Cụ thể, dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh được ghi nhận, không chỉ quả mà bất cứ bộ phận nào của cây chuối hột cũng được sử dụng để làm thuốc:
Quả chuối hột xanh
- Tiêu chảy: Chuối hột non thái mỏng, trộn chung với các loại rau sống khác, ăn với nộm sứa, gỏi cá không những làm giảm vị tanh, cho món ăn thêm ngon miệng mà còn có thể phòng ngừa bệnh tiêu chảy .
Trong tài liệu "Những cây thuốc Việt Nam" cũng như sách của các danh y không ghi vị thuốc chuối hột cụ thể ra sao.
- Hắc lào: Cắt đôi quả chuối hột xanh, lấy nhựa bôi lên vùng da bị hắc lào sẽ có tác dụng điều trị rất hiệu quả.
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Chuối hột xanh phơi khô, tán nhỏ, xay bột mịn, uống mỗi ngày.
- Sỏi bàng quang: Lấy chuối hột xanh thái mỏng đem phơi hoặc sấy khô, sao vàng, hạ thổ từ 3-4 ngày, sử dụng 50-100g/lần sắc với 400ml nước, chia 2 lần uống trong ngày vào lúc no.
Củ cây chuối hột
- Cảm nóng, sốt cao, mất nước, mê sảng: Củ cây chuối hột cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt nhỏ, giã nhỏ, ép lấy nước uống để chữa bệnh.
- Ho ra máu: Củ cây chuối hột kết hợp cây tầm gửi trên cây dâu, cỏ tranh, thài lài, mỗi loại 12g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước đun còn 100ml, chia làm hai, uống 2 lần trong ngày.
Thân cây chuối hột
- Đau nhức răng: Thân cây non, cắt đoạn ngắn, nướng chín rồi ép lấy nước, ngậm với muối.
- Tiêu khát, cầm máu: Lõi thân cây chuối hột già đem thái và giã nhỏ, ép lấy nước uống.
Lá cây chuối hột
Lá chuối hột phơi khô 10g, mốc cây cau 20g đốt tồn tính, tán nhỏ, hòa chung với nước uống giúp điều trị băng huyết, nôn ra máu.
Lá chuối hột phơi khô 10g, mốc cây cau 20g đốt tồn tính, tán nhỏ, hòa chung với nước uống giúp điều trị băng huyết, nôn ra máu.
Hạt chuối hột
Những người bị sỏi thận có thể đem hạt chuối hột rang giòn, giã nhỏ, xay bột mịn. Mỗi ngày dùng khoảng 30g cho vào ấm tích chế nước sôi pha trà uống. Trong thời gian sử dụng thuốc có thể thấy các chất lắng đục ở đáy dụng cụ đựng nước tiểu qua đêm. Dùng liên tục trong khoảng 30 ngày, sỏi sẽ được tán và ra hết thành những viên nhỏ.
Vỏ chuối hột
- Đau bụng kinh niên: 40g vỏ chuối hột phơi khô, sao hơi vàng, tán bột, cam thảo 2g, quế chi 4g tán bột. Trộn đều, luyện với mật ong làm viên, uống 2-3 lần mỗi ngày với nước ấm.
- Kiết lị: Vỏ chuối hột cùng rễ gai tầm xoọng (cây quýt gai), rễ tầm xuân, vỏ quả lựu, mỗi thứ 20g, búp chè 10g đem sắc uống.
Vỏ chuối hột cùng rễ gai tầm xoọng, rễ tầm xuân, vỏ quả lựu, mỗi thứ 20g, búp chè 10g đem sắc uống.
Hoa chuối hột
Hoa chuối hột được cắt nhỏ, luộc hay làm nộm để ăn tăng cường tiết sữa ở phụ nữ mới sinh con, chữa táo bón ở người cao tuổi.
Lưu ý: Khi dùng chuối hột tuyệt đối không được dùng với mật ong vì kỵ nhau, có thể gây độc. Những bài thuốc đưa ra mang tính chất tham khảo. Nên xin thêm ý kiến của chuyên gia Đông y trong từng trường hợp cụ thể.
Trí thức trẻ