Loại củ điều hòa đường huyết cực đỉnh: Chăm ăn chẳng lo viêm nhiễm, tiểu đường cũng ‘tránh xa’
Loại củ này có rất nhiều ở Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết tác dụng tuyệt vời của nó trong việc phòng ngừa và kiểm soát tiểu đường.
- 26-12-2023Nữ sinh lớp 11 đúng chuẩn "con nhà người ta": Đã xinh còn học giỏi, vẽ đẹp, biết 4 ngoại ngữ, thành thạo 4 loại nhạc cụ
- 26-12-2023Ba hành vi "tố cáo" trẻ thiếu kỹ năng xã hội và khả năng tự điều chỉnh, cha mẹ cần can thiệp kịp thời
- 26-12-2023Sức mạnh của tiền lẻ: Thử tiết kiệm mỗi tuần thêm 1 cốc trà sữa, cuối năm nhận về nửa chiếc SH?
Loại củ đang được nhắc tới là củ dền. Củ dền không chỉ có vị thanh ngọt với màu sắc đẹp mắt mà còn có tác dụng phòng ngừa và kiểm soát tiểu đường.
Củ dền giúp phòng ngừa và kiểm soát tiểu đường như thế nào?
1. Củ dền có chỉ số đường huyết thấp
Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ giúp lượng đường trong máu không bị tăng vọt sau khi ăn. Trong một bài viết trên chuyên trang sức khỏe Health Shots, chuyên gia dinh dưỡng người Ấn Độ Neha Ranglani cho biết củ dền có chỉ số đường huyết thấp nên sẽ góp phần kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.
2. Củ dền giàu chất chống oxy hóa
Một nghiên cứu được công bố trên The Asian Pacific Journal of Tropical Medicine cho thấy nếu tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa sẽ giúp giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường. Củ dền là loại củ cực giàu chất chống oxy hóa, trong đó có betalain - hợp chất tạo màu đỏ đặc trưng của củ dền - có tác dụng chống viêm và giảm căng thẳng oxy hóa.
Tờ Healthline thông tin củ dền còn chứa nhiều hóa chất thực vật đã được chứng minh có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu cũng như nồng độ insulin ở người. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014 đã tìm hiểu về tác động của nước ép củ dền lên mức đường huyết sau khi ăn. Nghiên cứu cho thấy uống từ 118-225ml nước ép củ dền sẽ giúp giảm đáng kể lượng đường huyết sau bữa ăn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là nghiên cứu này được thực hiện với những người tham gia không mắc bệnh tiểu đường. Cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn, bao gồm những nghiên cứu trên người đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường để làm rõ được tác dụng này.
Ngoài ra, các hợp chất chống oxy hóa có trong củ dền còn ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu luôn ở mức cao trong thời gian dài có thể gây tổn thương các mạch máu trong cơ thể và ảnh hưởng tới mắt, tim, thận cũng như nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy chất chống oxy hóa trong củ dền giúp giảm căng thẳng oxy hóa và trung hòa các gốc tự do trong cơ thể. Việc giảm được gốc tự do sẽ giúp giảm biến chứng của bệnh tiểu đường.
3. Củ dền giàu chất xơ
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), chất xơ có tác dụng kiểm soát cân nặng và ổn định lượng đường trong máu. Chuyên gia dinh dưỡng Neha Ranglani cho biết: "Củ dền là nguồn cung cấp chất xơ rất tốt, có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thu carbohydrate. Điều này sẽ góp phần kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn".
4. Củ dền giảm tình trạng kháng insulin
Củ dền giàu nitrat tự nhiên. Đây là chất có thể giúp giảm tình trạng kháng insulin. Kháng insulin là tình trạng các tế bào trong cơ thể bị giảm năng đáp ứng với tác dụng của hormone insulin. Hậu quả của kháng insulin là tiểu đường, tăng cholesterol, tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim.
Một nghiên cứu nhỏ năm 2017 được thực hiện trên những người bị béo phì cho thấy việc tiêu thụ nước ép củ dền giúp họ giảm được tình trạng kháng insulin hiệu quả hơn.
Nên ăn bao nhiêu củ dền mỗi ngày để kiểm soát đường huyết?
Mặc dù củ dền có nhiều đặc tính hữu ích trong việc kiểm soát đường huyết nhưng vẫn cần tiêu thụ với mức độ vừa phải, tránh lạm dụng. Chuyên gia dinh dưỡng Neha Ranglani khuyến nghị mọi người chỉ nên ăn từ 120-240g củ dền trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, nữ chuyên gia nhấn mạnh nếu muốn sử dụng củ dền với mục đích y khoa, tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ điều trị trước khi dùng.
Về cách chế biến củ dền, chuyên gia dinh dưỡng Neha Ranglani gợi ý mọi người nên tiêu thụ củ dền ở dạng sống, như làm salad hoặc hấp chín để giữ được tối đa lượng dinh dưỡng. Để tăng hương vị cho món ăn, bạn có thể nướng củ dền và ăn kèm với các loại rau không chứa tinh bột khác.
Những người mắc bệnh thận và sỏi thận cần thận trọng khi tiêu thụ củ dền vì loại thực phẩm này có chứa oxalate có thể khiến tình trạng bệnh nguy hiểm hơn nếu tiêu thụ quá nhiều.
Đời sống Pháp luật
- Ăn thứ này đầu tiên trong bữa cơm mỗi ngày, người đàn ông tiểu đường nhận kết quả bất ngờ
- Cơ thể xuất hiện 3 triệu chứng này, hãy lập tức nghĩ đến tiểu đường
- Người phụ nữ 52 tuổi qua đời vì bệnh tiểu đường, bác sĩ than thở: Không muốn đường huyết tăng vọt cần tránh những loại rau củ quả này
- Tiểu đường 'rất sợ' bài tập này, ai làm được 21 phút mỗi ngày thì xin chúc mừng
- 4 loại rau tăng đường huyết còn nhanh hơn thịt cá, người tiểu đường tốt nhất không nên ăn nhiều