Loại quả nhà ai cũng có nhiều sau Tết, tận dụng khéo để vừa tốt cho đường huyết lại khỏe cho xương
Ngoài mục đích trang trí nhà cửa vào dịp Tết, quả quất còn có công dụng như một vị thuốc hữu ích với sức khỏe.
- 07-02-2023Loại quả Việt kén người ăn, ai sợ còn thấy "thối" nhưng giá tăng gấp 3 lần vẫn có nhiều người “nghiện”, xuất khẩu “đắt như tôm tươi”
- 06-02-20237 loại rau quả có collagen "tự thân" có thể giúp làm đẹp và khỏe mạnh mỗi ngày
- 28-01-20231 loại quả giàu vitamin C gấp 20 lần cam giúp tăng cường collagen, trước là quả mọc dại ai cũng chê
Tắc hay quất là loại quả có vị chua thường dùng để tạo hương vị cho món ăn và thức uống. Nước quất còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ.
Vào ngày Tết, hầu như gia đình nào cũng có những cành quất chưng trên mâm ngũ quả, đại diện cho sự mong cầu tài lộc, sung túc của cả năm. Sau khi dịp lễ kết thúc, quả quất thường được vứt bỏ, tuy nhiên điều này là rất lãng phí bởi quất có thể tận dụng để làm siro trị ho, tận dụng làm gia vị trong mâm cơm, pha trà... vì chúng có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng.
Cách tận dụng quả quất
Quả quất tốt nhất là ăn nguyên cả vỏ để hấp thụ tối đa lợi ích. Tuy nhiên nếu quá khó ăn, bạn có thể ép lấy nước và hòa loãng để uống như một loại nước giải khát. Hoặc để làm phương thuốc chữa ho và đau họng, chị em hãy rửa sạch quất và ngâm trong hũ thủy tinh cùng mật ong, lúc ốm thì mang hỗn hợp này ra pha cùng nước ấm sẽ làm giảm triệu chứng bệnh xuống rất nhanh.
Lợi ích khi ăn quất
Cải thiện sức khỏe đường hô hấp
Hàm lượng axit citric mạnh mẽ trong nước quất giúp làm sạch đờm và chất nhầy, nơi các bệnh nhiễm trùng thường trú ngụ và lây lan đồng thời làm giảm viêm ở cổ họng, đường hô hấp.
Tăng khả năng miễn dịch
Quất chứa nhiều vitamin C và các chất dinh dưỡng có lợi khác, loại nước này đã được sử dụng như một chất tăng cường miễn dịch.
Nó có thể kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu và chống lại tác động tiêu cực của các gốc tự do, nhờ đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn.
Thúc đẩy sản xuất collagen
Vitamin C là một yếu tố quan trọng trong việc sản xuất collagen, là hợp chất cần thiết để tạo ra mọi mô, sợi cơ và tế bào trong cơ thể.
Nước tắc có thể tạo ra axit ascorbic giúp tăng khả năng phát triển của cơ thể, cũng như sửa chữa những tổn thương do chấn thương, bệnh tật hoặc phẫu thuật.
Có lợi đối với bệnh tiểu đường
Một số lượng lớn các nghiên cứu đã được thực hiện về tác dụng điều hòa lượng đường trong máu của nước tắc.
Nó có thể giúp điều chỉnh việc giải phóng glucose và insulin vào máu, đây là một tin tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường hoặc những người có nguy cơ phát triển bệnh.
Giúp giảm cân
Nước quất có tác động đối với việc giảm cân, vì nó không chỉ tăng cường trao đổi chất mà còn loại bỏ nhiều độc tố trong cơ thể có thể góp phần tích trữ chất béo.
Bằng cách tăng tỷ lệ trao đổi chất, nước ép này có thể tăng cường đốt cháy chất béo thụ động suốt cả ngày, đồng thời giải độc cơ thể sẽ giúp tất cả các hệ thống cơ quan của bạn hoạt động trơn tru hơn và hoạt động tốt, giúp đốt cháy calo.
Làm dịu dạ dày
Mặc dù có hàm lượng axit citric và axit cao trong loại quả này, nhưng nhiều người vẫn uống nó như một chất làm dịu dạ dày.
Bởi quất có thể làm giảm mức độ viêm khi tiêu thụ điều độ, giảm nguy cơ phát triển vết loét và bảo vệ bạn khỏi bệnh trào ngược axit.
Kiểm soát mức cholesterol
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng loại nước này có thể giúp bạn giảm mức cholesterol, đây là một bước quan trọng để giảm cân và tránh hội chứng chuyển hóa.
Nó cũng có thể giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.
Lưu ý khi ăn hoặc uống quả quất
Không nên uống sữa trước và sau khi ăn quất 1 tiếng, vì protein trong sữa sẽ đông lại khi gặp axit trong quất. Điều này sẽ gây ra tình trạng khó tiêu hóa, đầy bụng, buồn nôn. Không nên ăn nhiều quất trước bữa ăn hoặc khi bụng đói, vì các axit hữu cơ sẽ kích thích niêm mạc thành dạ dày, gây khó chịu. Khi bị viêm họng, ngứa cổ, ho không nên cho đường khi uống trà quất, nếu cho nhiều đường sẽ tạo đờm. Người tỳ vị hư nhược không nên ăn quá nhiều quả quất. Người tiểu đường không nên dùng quất ngâm mật ong.
Tiền phong