MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Loại quả 'thơm 7 gian nhà, 3 gian bếp' giúp kiểm soát đường huyết, chống bệnh tật quen thuộc với người Việt

21-08-2023 - 00:10 AM | Sống

Với mùi thơm đặc trưng cùng vị ngọt hấp dẫn, mít là một trong những loại quả quen thuộc và được ưa chuộng tại nước ta. Nó cũng đem đến những lợi ích sức khỏe bất ngờ dành cho con người.

Theo Healthline, mít là loại trái cây nhiệt đới chứa nhiều protein và gần như cung cấp mọi loại vitamin và khoáng chất cơ thể bạn cần. Nó có thành phần dinh dưỡng ấn tượng với lượng calo vừa phải, khoảng 155 calo trong mỗi 165g. Khoảng 92% lượng calo này đến từ carbs, phần còn lại đến từ protein và một lượng nhỏ chất béo.

Hơn nữa, mít chứa hầu hết mọi loại vitamin và khoáng chất mà bạn cần, cũng như một lượng chất xơ kha khá. Cụ thể, trong 165g mít có khoảng 40g tinh bột, 3g chất xơ, 3g đạm, 10% RDI vitamin A, 18% RDI vitamin C, 11% RDI riboflavin, 15% RDI magie, 14% RDI kali, 15% RDI đồng và 16% RDI mangan.

photo-1

Điều khiến mít trở nên độc đáo so với các loại trái cây khác là hàm lượng protein của nó. Nó cung cấp 3g protein trong mỗi 165g, so với 0-1g trong các loại trái cây khác chẳng hạn như táo và xoài. Mít cũng rất giàu một số chất chống oxy hóa.

Nhờ sở hữu những chất dinh dưỡng này, mít đem lại các lợi ích sức khỏe dưới đây:

1. Có lợi cho việc kiểm soát đường huyết

Mít có chỉ số đường huyết (GI) khá thấp, đây là thước đo tốc độ đường huyết của bạn tăng lên sau khi ăn một loại thực phẩm. Điều này được cho là do chất xơ mà nó cung cấp, làm chậm quá trình tiêu hóa và giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến.

Chế độ ăn kiêng gồm nhiều thực phẩm có chỉ số GI thấp được chứng minh là hữu ích trong việc thúc đẩy kiểm soát đường huyết.

Hơn nữa, mít cung cấp một số protein, có thể giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng quá nhanh sau bữa ăn. Trong một nghiên cứu, những người trưởng thành tiêu thụ chiết xuất mít đã cải thiện đáng kể lượng đường trong máu.

Những tác dụng này là do hàm lượng chất chống oxy hóa flavonoid của mít, được biến đến với khả năng thúc đẩy lượng đường trong máu cân bằng.

2. Có thể bảo vệ chống lại bệnh tật

Mít chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm giảm nguy cơ mắc một số bệnh. Chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào của bạn khỏi stress oxy hóa và viêm nhiễn, thường là kết quả của tổn thương do các phân tử gọi là gốc tự do gây ra.

Trong đó, mít chứa lượng lớn vitamin giúp ngăn ngừa chứng viêm có thể dẫn đến các bệnh mãn tính như bệnh tim và ung thư; carotenoids đã được chứng minh là giúp giảm viêm và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khác như tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim; flavanone chứa các đặc tính chống viêm giúp giảm lượng đường trong máu, huyết áp và mức cholesterol - những yếu tố quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim.

photo-1

3. Một số lợi ích tiềm năng khác

Mít được cho là có một số lợi ích sức khỏe khác bao gồm:

- Sức khỏe miễn dịch: Hàm lượng vitamin A và C tăng cường miễn dịch trong mít có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật. Ăn loại quả này cũng được cho là hữu ích trong việc giảm nguy cơ nhiễm virus.

- Ngăn ngừa các vấn đề về da: Loại quả này cung cấp một số chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin C, có thể cải thiện sức khỏe của da. Có bằng chứng cho thấy nó có thể làm chậm quá trình lão hóa da của bạn.

- Sức khỏe tim mạch: Mít có thể có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim nhờ hàm lượng kali, chất xơ và chất chống oxy hóa.

Hơn nữa, chất chiết xuất từ mít đã được sử dụng trong y học cổ truyền của Ấn Độ và Sri Lanka để điều trị một số bệnh, bao gồm hen suyễn, tiêu chảy và viêm loét dạ dày.

Lưu ý khi ăn mít

Mặc dù an toàn với hầu hết mọi người, nhưng một số người có thể cần hạn chế hoặc tránh ăn mít. Một số người bị dị ứng với nó, đặc biệt là những người bị dị ứng với phấn hoa bạch dương.

Hơn nữa, do khả năng làm giảm lượng đường trong máu, những người mắc bệnh tiểu đường có thể cần phải thay đổi liều lượng thuốc nếu họ ăn loại quả này thường xuyên.

Nguồn và ảnh: Healthline, WebMD, Prevention

Theo Mỹ Diệu

Trí thức trẻ

Trở lên trên