MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Loại rau miền Tây xưa mọc không ai hái, giờ thành đặc sản nổi tiếng bán trên chợ mạng giá 120.000 đồng/kg

13-09-2021 - 10:17 AM | Thị trường

Loại rau miền Tây xưa mọc không ai hái, giờ thành đặc sản nổi tiếng bán trên chợ mạng giá 120.000 đồng/kg

Là loại rau dại mọc trên các cánh đồng trũng, năn bộp giờ trở thành đặc sản được bán trên các trang online hoặc cung cấp vào các nhà hàng với giá thành không rẻ, 120.000 đồng cho 1kg.

Năn bộp vốn là loại cây mọc hoang ở các tỉnh Nam Bộ như Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Cây năn bộp được thu hái và ăn như rau. Đọt, chồi và củ năn đều có thể chế biến thành món ăn.

Năn bộp cọng suôn, tròn to cỡ chiếc đũa bếp, màu nâu non, mọc vùng ruộng sâu nhiễm phèn bạc. Gọi là năn bộp vì thân rỗng, khi vỗ vào sẽ phát ra tiếng “bộp” rất vui tai. Người dân trồng năn bộp không mất công chăm sóc vì chúng là cây dại, sức chịu đựng tốt.

Loại rau miền Tây xưa mọc không ai hái, giờ thành đặc sản nổi tiếng bán trên chợ mạng giá 120.000 đồng/kg - Ảnh 1.

Cây năn bộp. Ảnh minh họa.

Nếu muốn ăn năn bộp sẽ cần nhổ các cọng ngon, cắt rồi dùng dụng cụ rọc để lấy phần lõi bên trong. Trồng năn một năm có 2 vụ. Mùa nước nổi là mùa chính, vì trong thời gian này cây năn phát triển tốt, năng suất và chất lượng cao.

Ngày trước, năn bột chỉ là món ăn của nhà nghèo, không bán được giá. Nhưng hiện tại thì đã khác, loại cây này được nhiều nhà hàng, quán ăn sử dụng trong thực đơn đặc sản vùng miền, được đông đảo du khách yêu thích nên giá thành của loại rau này cũng vì thế mà tăng lên.

Có những hộ trồng rau năn bộp cho thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng. Tại thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, chỉ với 5 công đất chuyển đổi từ cây lúa sang trồng năn bộp, có nông dân thu hơn 100 triệu đồng tiền lãi từ cây năn bộp mỗi năm.

Loại rau miền Tây xưa mọc không ai hái, giờ thành đặc sản nổi tiếng bán trên chợ mạng giá 120.000 đồng/kg - Ảnh 2.

Từ loại rau cho nhà nghèo, không bán được giá thì hiện tại năn bộp trở thành đặc sản của các tỉnh miền Tây, giá bán cao tới 120.000 đồng/kg trên chợ mạng. Ảnh minh họa.

Theo những người có kinh nghiệm trồng và bán thì năn bộp phải hái đêm, nếu hái muộn sau 6h sáng thì năn sẽ bị già, không còn ngon. Sau khi hái về có thể ăn sống hoặc chấm với mắm kho, mắm chưng. Ngoài ra, có thể xào với tép hoặc các loại thực phẩm tươi sống khác như thịt lợn, thịt bò,...

Từ một loài cỏ dại, nay năn bộp trở thành loại rau "hái ra tiền" của người miền Tây. Một số xã thuộc huyện Hồng Dân và Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, bà con còn trồng năn bộp với diện tích lớn, thu hoạch quanh năm và bán khắp mọi miền đất nước. Từ món "ăn được" thành món "ăn ngon" nên giá thành của loại rau này cũng tăng lên đáng kể.

Loại rau miền Tây xưa mọc không ai hái, giờ thành đặc sản nổi tiếng bán trên chợ mạng giá 120.000 đồng/kg - Ảnh 3.
Loại rau miền Tây xưa mọc không ai hái, giờ thành đặc sản nổi tiếng bán trên chợ mạng giá 120.000 đồng/kg - Ảnh 4.
Loại rau miền Tây xưa mọc không ai hái, giờ thành đặc sản nổi tiếng bán trên chợ mạng giá 120.000 đồng/kg - Ảnh 5.
Loại rau miền Tây xưa mọc không ai hái, giờ thành đặc sản nổi tiếng bán trên chợ mạng giá 120.000 đồng/kg - Ảnh 6.

Ảnh minh họa.

Trên chợ mạng, loại rau năn bộp này được bán với giá 120.000 đồng/kg. Nếu muốn mua số lượng nhiều thì người bán chỉ nhận đơn nếu đặt trước vài ngày.

Loại rau miền Tây xưa mọc không ai hái, giờ thành đặc sản nổi tiếng bán trên chợ mạng giá 120.000 đồng/kg - Ảnh 7.

Đọt năn (hay năn độp) được một cửa hàng bán thực phẩm online rao bán với với giá 50.000 đồng/300 gram. Ảnh chụp màn hình.

Loại rau miền Tây xưa mọc không ai hái, giờ thành đặc sản nổi tiếng bán trên chợ mạng giá 120.000 đồng/kg - Ảnh 8.

Hay tại một địa chỉ khác, năn bộp được bán với giá 120.000 đồng/kg. Ảnh chụp màn hình.

Những đọt năn bộp sau khi bóc tách hết vỏ còn có thể làm rau nhúng lẩu,… Còn theo cách ăn của người miền Tây, sự lựa chọn đầu tiên sẽ là ăn sống hay làm muối chua. Họ còn thường ăn năn bộp sống chấm với mắm kho, mắm chưng, hay đơn giản là chấm món kho, như một loại rau ăn liền.

Theo Hồng Nhung

Pháp luật & bạn đọc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên