MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Loại thịt tốt gấp 9 lần thịt gà được ca ngợi là "hàng thượng phẩm": Việt Nam không thiếu!

03-06-2017 - 17:43 PM | Sống

Sở hữu nhiều giá trị dinh dưỡng tuyệt vời, thịt chim bồ câu từng được cổ nhân Trung Hoa ví như "mỹ vị nhân gian", là thứ "thuốc bổ thuộc hàng thượng phẩm".

Thuốc bổ cực dễ hấp thu đến từ tự nhiên

Theo phân tích của y học hiện đại, chim bồ câu sở hữu chất thịt ngon mềm và có hàm lượng dinh dưỡng vô cùng phong phú, trung bình từ 21-22% protein chất lượng cao. Trong khi đó, hàm lượng mỡ trong loại thịt này chỉ rơi vào khoảng 1-2%, thấp hơn nhiều so với thịt gà .

Không chỉ vậy, loại thịt này còn sở hữu hàm lượng cao các acid amin dễ hấp thu và có lợi cho cơ thể.

Khoa học đã chứng minh rằng, thịt bồ câu đặc biệt giàu canxi cùng nhiều nguyên tố vi lượng quan trọng như vitamin nhóm A, B, E... với hàm lượng cao gấp 2-3 lần so với những loại thịt gia cầm khác.

Thịt chim bồ câu được biết tới như một loại thực phẩm bồi bổ tuyệt vời nhờ hàm lượng dinh dưỡng vượt trội nhưng vẫn rất dễ hấp thu. (Ảnh minh họa).

Tác dụng trị bệnh của loại thịt tốt gấp 9 lần thịt gà

Không chỉ sở hữu hàm lượng dinh dưỡng phong phú, thịt chim bồ câu còn là loại dược phẩm quý có tác dụng bảo vệ sức khỏe và phòng chống, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh lý.

Từ thời nhà Đường, thịt chim bồ câu đã biết đến như một loại "thánh dược" dùng trong phương pháp "thực liệu" (trị bệnh bằng món ăn) được ghi lại sớm nhất trong danh tác y học "Thực liệu thảo mộc".

Theo Trung y, thịt bồ câu vị mặn, tính bình, không động, có tác dụng bổ âm, tráng dương, bổ gan thận, ích khí huyết, khử phong, giải độc… Loại thực phẩm này còn được dùng như loại thuốc chủ trị nhiều bệnh như bệnh tiêu khát, tắc kinh, khí hư bất thường ở phụ nữ

Y học hiện đại cũng khẳng định, thịt bồ câu có tác dụng bổ thận, kiện thể, sinh cơ, kiện não, tốt cho tinh thần. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn giúp nâng cao trí nhớ, hạ huyết áp , điều hòa tuần hoàn máu, dưỡng nhan, kéo dài tuổi thọ.

Bởi vậy, các chuyên gia dinh dưỡng cũng kiến nghị, những món chế biến từ thịt chim bồ câu nên được thêm vào thực đơn của nhóm người mắc chứng huyết áp cao, bị suy nhược, có tiền sử xơ cứng động mạch hoặc người đang cần tăng cường thể chất.

Từ thời xa xưa, cổ nhân vẫn thường dùng câu nói "nhất cáp thắng cửu kê" (một con chim bồ câu tốt hơn chín con gà) để ca ngợi công dụng tuyệt vời của loại thịt này. (Ảnh minh họa).

"Thánh dược" dưỡng nhan dành cho chị em

Dưỡng da: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, xương của bồ câu đặc biệt giàu chất chondroitin, thậm chí còn sở hữu hàm lượng chondroitin cao tương đương lộc nhung.

Thường xuyên hấp thụ chất này đặc biệt có lợi cho việc dưỡng nhan của phụ nữ. Bởi chondroitin có tác dụng cải thiện sức sống của các tế bào da, nâng cao độ đàn hồi bề mặt da, cải thiện tuần hoàn máu, giúp duy trì sự hồng hào, mềm mại của làn da.

Dưỡng tóc: Thịt bồ câu giàu acid pantothenic – chất có tác dụng hỗ trợ điều trị rụng tóc, tóc bạc sớm và làm chậm quá trình lão hóa. Bên cạnh đó, các acid amin phân nhánh và arginine có trong loại thịt này còn thúc đẩy quá trình tổng hợp protein, rút ngắn quá trình hồi phục của các vết thương.

Điều hòa nội tiết tố: Cuốn "Hoàng đế nội kinh" từng ghi lại một bài thuốc có thành phần từ thịt và trứng bồ câu được dùng để trị liệu cho một vị phu nhân bị tắc kinh. Đánh giá từ góc độ y học hiện đại, có thể thấy thịt bồ câu không chỉ sở hữu công dụng dưỡng nhan mà còn có tác dụng điều hòa nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ.

Sở hữu nhiều công dụng đối với sức khỏe, thịt bồ câu còn được biết tới như "thánh dược" dành cho phụ nữ với hàng loạt tác dụng trong việc dưỡng da, dưỡng nhan. (Ảnh minh họa).

Lưu ý:

Với hàm lượng dinh dưỡng đặc biệt cao, thịt bồ câu rất thích hợp với người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai, người có thể trạng hư nhược hoặc người đang trong giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, thịt bồ câu kiêng kỵ ăn cùng với nấm đầu khỉ, gan lợn, thịt lợn vì dễ gây đầy, chướng bụng. Loại thịt này càng không nên ăn chung với cá diếc và tôm để tránh hiện tượng nổi mày đay.

*Theo Sina Health

Theo Trần Quỳnh

Trí thức trẻ

Trở lên trên