Lựa chọn theo đam mê và bạn sẽ không phải làm việc bất cứ ngày nào trong đời: Đó có thể là một lời khuyên "độc hại" đang khiến nhiều người lầm tưởng
Khổng Tử từng nói: “Hãy chọn lấy công việc mình yêu thích và như vậy bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong cuộc đời”. Nghe tuyệt vời như thế, động lực như thế, nhưng nhiều CEO và các chuyên gia lại không nghĩ thế.
- 10-11-2018Từ phía sau câu chuyện của hai “ông lớn” nhà Apple: Tuổi trẻ phải làm việc vì đam mê, vì tiền hay… vì cái gì bây giờ nhỉ?
- 28-10-2018Tiến sĩ Lê Thẩm Dương: "Nói đam mê tạo ra thành công là nói bậy. Thành công mới tạo ra đam mê"
- 24-10-201826 tuổi: Tôi chẳng biết đam mê của mình là gì, chỉ biết sở thích là đi shopping và than thở mỗi khi chán
Trong cuốn sách mới của mình mang tên “The Job”, nhà báo Ellen Ruppel Shell đã dành hẳn một chương để nói về việc tìm kiếm ý nghĩa trong công việc của bạn. Một công việc thực sự ý nghĩa là khi nó khiến cho bạn khao khát và mong muốn chiếm lĩnh. Phần đông chúng ta đang loay hoay tìm kiếm một đích đến cho sự nghiệp của mình, vì thế không lạ khi một khảo sát gần đây đã chỉ ra 9/10 người Mỹ sẵn sàng hy sinh một phần thu nhập chỉ để tìm được công việc thực sự ý nghĩa với mình.
Tuy nhiên, Shell không thực sự cảm thấy khát vọng đó là đúng đắn. Cô đã nói chuyện với Amy Wrzesniewski, một giáo sư tại ĐH Yale về việc tìm kiếm một công việc ý nghĩa và thấy rằng chúng ta có xu hướng chia làm 3 kiểu nhân viên: những người coi công việc chỉ như một công việc đơn thuần – coi như sự nghiệp – và coi như một “cuộc gọi”. Vì sao lại là “cuộc gọi”? Đó là khi bạn thấy công việc và cuộc sống có xu hướng liên kết chặt chẽ, và bạn được thúc đẩy bởi ý thức về mục đích và sứ mệnh (trái ngược với phần thưởng tài chính).
Điều này nghe có vẻ tốt, cho đến khi nó bộc lộ mặt trái của mình.
Bạn cần phải tỉnh táo nhớ rằng, đến một lúc nào đó bạn sẽ không làm công việc hiện tại nữa. Nó có thể giống, có thể gần giống nhưng chắc chắn sẽ gây ra cho bạn một nỗi thất vọng nào đó. Không chỉ thế, khi bạn quá sống chết với công việc, các nhà quản lý có thể lợi dụng điều đó để buộc bạn phải làm bất cứ điều gì trong quyền hạn.
Một lý do vô cùng thực tế khác mà bạn hoàn toàn có thể gặp phải, đó là một ngày nào đó sẽ bị sa thải. Điều này đã từng xảy ra với Dan D'Agostino - người đã bị sa thải khỏi chức vụ CEO của một doanh nghiệp trị giá vài triệu USD. Nhưng đây cũng chính là thời gian, là cơ hội để sống thoải mái, thoát khỏi công việc, khỏi cái mác nghề nghiệp và đi du lịch đó đây cùng gia đình.
Đôi khi tìm thấy một động lực mới, niềm phấn khởi mới cũng sẽ đem lại nhiều điều hay.
Trong cuốn sách “The Job”, Shell đã mô tả lại khảo sát được tiến hành bởi Sally Maitlis – một giáo sư tại Trường Kinh doanh của Đại học Oxford. Maitlis đã theo chân các nhạc sĩ và vũ công từng phải nghỉ nghề một thời gian bởi lý do bệnh tật hoặc chấn thương và bà nhận thấy hầu hết những người đã dành phần lớn thời gian và tâm sức cho công việc thường ít quay trở lại được như xưa, trong khi những người “thong dong” hơn lại dễ dàng thành công hơn. Một người chơi kèn pha-gốt từng bị tai nạn và phải nghỉ để chuyển sang dạy học. Cô đã nói với Maitlis rằng thế giới của cô được mở rộng hơn rất nhiều và cô bắt gặp rất nhiều ý tưởng thú vị.
Shell tóm tắt cuộc trò chuyện của cô với Maitlis: "Sự thịnh vượng trong nền kinh tế toàn cầu đòi hỏi chúng ta phải thấy mình độc lập với công việc của mình trong khi vẫn nắm vững bản sắc công việc của chúng ta". Nhưng có một điều chắc chắn là nói dễ hơn làm.
James Gorman, Giám đốc điều hành và chủ tịch của Morgan Stanley từng ám chỉ rằng: Nếu bạn không phải một CEO thì điều đó không thực sự có ảnh hưởng trọng yếu đâu. Công việc không định nghĩa nên con người bạn. Công việc thực sự của bạn là: Làm tốt những gì trong trách nhiệm và nếu có phải rời đi thì hy vọng nó vẫn sẽ theo đà tốt hơn nữa.
BI