Luật kinh doanh bất thành văn: Đừng bao giờ kiếm tiền bằng cách "bán" người quen
"Bán" người quen, hay nói đầy đủ hơn là bán đứng người quen, là một hiện tượng khá phổ biến. Họ bắt đầu kinh doanh từ những khách hàng là bạn bè, người quen xung quanh mình, thông qua cách lợi dụng lòng tin lẫn nhau để đạt được lợi ích riêng.
- 21-09-2020Người khác không có tôi có; người khác có, tôi lại có cái đặc biệt: Không ngừng tìm kiếm, thay đổi mới là cách làm giàu "đỉnh cao"
- 20-09-2020Đau vai kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động: Bác sĩ bệnh viện ĐH Y chỉ ra 5 nguyên nhân thường gặp nhất, ai cũng nên biết
- 20-09-2020Đàn ông và phụ nữ có tuổi thọ ngắn có 5 đặc điểm chung, nếu bạn không sở hữu thì thực sự đáng mừng
"Bán" người quen, là kế hoạch kinh doanh tệ nhất.
Tôi cũng ghét nhất là hành vi thế này!
Cách đây một thời gian, tôi gặp lại vài người bạn cùng phòng thời đại học của mình.
Trong đó, cô bạn tên N. hiện đang làm kinh doanh mỹ phẩm. Chúng tôi cùng trò chuyện với nhau một lát thì Mai than thở cảm thấy da mình vẫn chưa đủ trắng. Thấy thế, N. mới giới thiệu cho cô ấy một loại sản phẩm làm trắng da trong thời gian ngắn. Mặc dù giá có hơi đắt, nhưng vì tin tưởng N. nên Mai đã không ngần ngại mua nó.
Tuy nhiên, sau khi mua về dùng, Mai lại bị dị ứng da, kiểm tra trên mạng thì hóa ra sản phẩm này không có thật.
Cô ấy mới gọi điện cho N. nhưng N. không bắt máy, không trả lời tin nhắn nào.
Sau đó, nghe vài người bạn lúc trước của N. kể họ cũng từng bị N. lừa bán mỹ phẩm giả, nên chúng tôi quyết định không còn qua lại với cô ấy nữa.
Đây là hành vi mà chúng ta rất thường thấy trong đời sống, đặc biệt là đối với những sinh viên bị dụ vào cái ngành đa cấp.
"Bán" người quen, hay nói đầy đủ hơn là bán đứng người quen, là một hiện tượng khá phổ biến. Họ bắt đầu kinh doanh từ những khách hàng là bạn bè, người quen xung quanh mình, thông qua cách lợi dụng lòng tin lẫn nhau để đạt được lợi ích riêng.
Nhiều người cứ vì lợi ích trước mắt mà lựa chọn cách thiển cận nhất là "bán" người quen. Nhưng họ lại không biết rằng đây mới là kế hoạch kinh doanh tồi tệ nhất.
Có người từng đứng dưới góc độ một doanh nghiệp để đưa ra thống kê như sau:
1. Chi phí để tìm nguồn khách hàng mới có thể gấp 3 – 10 lần chi phí giữ chân khách hàng cũ.
2. Sự trung thành của khách hàng cũ nếu giảm 5%, thì tỷ suất lợi nhuận của công ty có thể giảm đến 25%.
3. Tỷ lệ bán thành công cho khách hàng mới chỉ là 15%, trong khi tỷ lệ bán thành công cho khách hàng cũ là 50%.
4. Nếu tăng tỷ lệ duy trì khách hàng hằng năm lên 5% thì lợi nhuận sẽ đạt 25 – 85%. Trong đó, có 5,6% khách hàng mới là do được khách hàng cũ giới thiệu hoặc ảnh hưởng. Cho nên có đến 6,2% khách hàng cũ mang lại 80% lợi nhuận.
Vì thế, một khi bạn đánh mất lòng tin của người quen thông qua việc bán hàng kém chất lượng. Vậy sau này khi gặp khó khăn, chẳng ai muốn giúp một "kẻ lừa đảo" như bạn một tay.
Giá có thể tăng, nhưng đạo đức không được giảm
Nếu bạn muốn lời nhiều hơn, bạn có thể tăng giá lên một chút, miễn sao nó xứng tầm với sản phẩm. Khi đó, khách hàng có thể đối chiếu và lựa chọn giữa việc có nên mua nó hay không. Đừng vì muốn "câu" nhiều khách hàng mà bán giá rẻ cho họ với những sản phẩm chất lượng kém.
Thời đại càng phát triển, điểm mấu chốt của xã hội này lại không ngừng bị phá vỡ. Thực phẩm bị thêm thuốc bảo quản với liều lượng cao, trái cây bị tiêm thuốc cho mau chín, thịt cá thối cũng có thể ướp thuốc cho tươi để bày bán... Chỉ vì tiền tài, họ có thể phớt lờ sức khỏe, thậm chí là mạng sống của người khác.
Vì tiền, họ có thể lừa gạt bất cứ lúc nào, chỉ cần bản thân có lợi, còn người khác chỉ là bậc thang để cho họ đi lên.
Tình trạng này không phải là hiện tượng mới mẻ gì, mà có thể thấy ở khắp nơi. Nhưng thứ khiến người ta phẫn nộ không phải vì họ lựa chọn bán cho người quen, mà vì họ lựa chọn "bán đứng" người quen, dùng lòng tin để đổi lợi ích. Như vậy, trong vô hình, tình bạn này đối với họ chẳng đáng một đồng.
Rồi khi "cú lừa" này bị phát hiện, sẽ chẳng ai còn muốn bên cạnh người như họ nữa.
Nhà văn người Đức Kirchhoff từng viết một câu chuyện:
Một người thợ săn bắt được một con chim đa đa, và chim đa đa đã cầu xin người thợ săn tha mạng cho mình.
Để tồn tại, nó hứa với người thợ săn: "Sau này, tôi nhất định sẽ dụ nhiều bạn bè khác đến đây, ông chỉ cần giăng lưới, nhất định sẽ bắt được rất nhiều chim đa đa."
Người thợ săn nghe xong liền nói: "Đối với đồng bạn mà mày còn ác độc như thế, nói chi đối với một kẻ thù như tao? Thế nên, ngay lúc này, tao thà giết mày để bản thân được an tâm!"
Luật nhân quả luôn tồn tại trên đời này, chỉ là không phải ai cũng thấy được nó. Thật đáng buồn khi lòng tin bạn bè bị lợi dụng để mua bán, trao đổi tiền tài.
Kẻ lừa gạt càng nhiều, người tổn thương lại càng nhiều. Cuối cùng, người ta bắt đầu dè chừng nhau, không dám dễ tin tưởng một ai. Vì sợ bị phản bội, mà không dám mở lòng với ai nữa...
Đừng để tình bạn xen lẫn sự tính toán lợi ích
Vậy tiền từ bạn bè không được kiếm sao?
Được! Nhưng phải đứng trên giới hạn chân thành, thẳng thắn, sòng phẳng. Chứ không phải lợi dụng để kiếm chác nhiều hơn.
Bởi vì mối quan hệ giữa người với người, thứ không thể tổn thương nhất chính là trái tim, và thứ không thể mất đi nhất chính là lòng tin.
Bạn bè là một cơ duyên, nếu dựa vào việc "bán" người quen để kinh doanh, bạn không bao giờ giàu nổi, còn hại mình "lãnh án" cô đơn cả đời.
Mizner từng nói: "Cách tốt nhất để giữ tình bạn chính là không phản bội bạn bè."
Dù ở một nơi không người cũng nên kiên trì gìn giữ đạo đức, đừng làm những việc trái lương tâm.
Những người xem tình cảm như một công cụ kiếm tiền, kết quả sẽ chỉ càng mất nhiều hơn được.
Nếu bạn quay đầu với đạo đức, mà lựa chọn đi cùng cám dỗ, bạn sẽ đánh mất linh hồn và khiến người xung quanh ngày một xa cách chính mình hơn.
Hãy bước đi với lương tâm, dù cuộc sống có bình thường, nhưng vẫn hạnh phúc!
Báo Dân Sinh