MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lương của công nhân sản xuất Việt Nam chưa bằng nửa Trung Quốc, Thâm Quyến phải thay đổi chính sách lương để níu chân các công ty

Lương của công nhân sản xuất Việt Nam chưa bằng nửa Trung Quốc, Thâm Quyến phải thay đổi chính sách lương để níu chân các công ty

Thâm Quyến (Trung Quốc) sẽ cải cách các quy định về trả lương cho người lao động lần đầu tiên sau 17 năm, nhằm hạn chế chi phí lao động tăng cao và ngăn chặn sự di cư của các công ty sang các nền kinh tế có chi phí lao động rẻ hơn ở Đông Nam Á và các nơi khác.

Kế hoạch cải cách tiền lương mới của Thâm Quyến - một trung tâm công nghệ sầm uất - bao gồm ba thành phần chính: giảm lương làm thêm giờ cho công nhân không thường xuyên, thắt chặt các quy định về tiền thưởng và kéo dài thời hạn trả lương cho nhân viên.

Chính quyền Thâm Quyến đã giải thích rằng, việc hỗ trợ các doanh nghiệp sẽ có lợi cho người lao động trong trung và dài hạn. Việc làm ở Trung Quốc vẫn chưa phục hồi như trước đại dịch, và Thâm Quyến hy vọng việc cắt giảm các điều kiện về lương có thể khuyến khích các doanh nghiệp tuyển dụng nhiều lao động hơn.

Thâm Quyến hiện yêu cầu trả lương cao gấp ba lần cho những công nhân làm việc vào ngày nghỉ theo luật định, chẳng hạn như Tết Nguyên đán. Theo dự thảo sửa đổi quy định về tiền lương mà Đại hội nhân dân thành phố bắt đầu xem xét vào cuối tháng 5, sắp tới, người lao động làm việc vào các ngày lễ sẽ được trả lương giống như ngày thường.

Hiện nay, người sử dụng lao động ở Thâm Quyến cũng thưởng thâm niên cho người lao động hằng năm, ngay cả khi họ nghỉ việc giữa chừng. Đề xuất mới của Thâm Quyến sẽ cho phép các công ty đặt ra các nguyên tắc riêng của họ về việc trả tiền thưởng và có khả năng không trả tiền thâm niên cho những người lao động chỉ làm việc ngắn hạn.

Chính sách mới cũng sẽ cho phép kéo dài thời hạn trả lương cho công nhân của các công ty đến ngày 30 của tháng tiếp theo, thay vì ngày 22 như hiện nay.

Lương của công nhân sản xuất Việt Nam chưa bằng nửa Trung Quốc, Thâm Quyến phải thay đổi chính sách lương để níu chân các công ty - Ảnh 1.

Mức lương trung bình hàng tháng cho lao động nhập cư tại các thành phố của Trung Quốc đã tăng gấp đôi trong một thập kỷ. (Ảnh của Yusuke Hinata)

Thâm Quyến được chỉ định là đặc khu kinh tế vào năm 1980. Chính sách kinh tế và công nghiệp mới thường được thử nghiệm tại thành phố này, trước khi được áp dụng trên toàn quốc, và các quy tắc trả lương mới ở đó, sau này có thể dẫn đến việc cải tổ luật lao động quốc gia của Trung Quốc.

"Các công ty nước ngoài hoạt động tại Thâm Quyến cũng sẽ được hưởng lợi". Chủ tịch Mizuno Consultancy Holdings, Masumi Mizuno, một chuyên gia về luật doanh nghiệp Trung Quốc, cho biết: "Các công ty có nhà máy ở Thâm Quyến có thể giảm chi phí lao động.

Tuy nhiên, "bất kỳ thay đổi nào liên quan đến việc cập nhật hợp đồng đều có thể dẫn đến phản ứng trái chiều từ người lao động, vì vậy các công ty phải thực hiện cẩn thận", ông nói.

Trung Quốc đã trao quyền lớn hơn cho người lao động, kể từ khi thông qua luật hợp đồng lao động mới vào năm 2008. Điều này đã dẫn đến sự tăng trưởng rõ rệt về tiền lương. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, mức lương trung bình hàng tháng cho người lao động nhập cư tại các thành phố đã tăng gấp đôi trong một thập kỷ lên 4.072 nhân dân tệ (630 USD) vào năm 2020, theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc.

Lương của công nhân sản xuất Việt Nam chưa bằng nửa Trung Quốc, Thâm Quyến phải thay đổi chính sách lương để níu chân các công ty - Ảnh 2.

Mức lương hàng tháng cho công nhân sản xuất ở Trung Quốc là 531 USD, theo một cuộc khảo sát với khoảng 6.000 công ty có hoạt động ở châu Á và châu Đại Dương do Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) thực hiện năm ngoái. Con số này cao hơn đáng kể so với 447 USD ở Thái Lan và 431 USD ở Malaysia. Mức trung bình thậm chí còn thấp hơn ở Việt Nam, nơi có ngành sản xuất vượt trội trong nhiều lĩnh vực tương tự như Trung Quốc, ở mức 250 USD.

Chênh lệch lương ngày càng tăng đã thúc đẩy nhiều công ty chuyển hoạt động sản xuất từ ​​Trung Quốc sang Đông Nam Á, giáng một đòn mạnh vào vị thế công xưởng thế giới của Trung Quốc. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tính đến tháng 4/2021, khoảng 43.700 nhà sản xuất thuộc sở hữu nước ngoài có doanh thu từ 20 triệu NDT trở lên hoạt động tại Trung Quốc, giảm 24% so với mức đỉnh vào năm 2014.

Thái Quỳnh

Nikkei Asia

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên