Lưu Bị thảo phạt Đông Ngô, Tào Ngụy lo sợ điều gì mà không nhân cơ hội này tấn công xóa sổ luôn 1 đối thủ?
Sở dĩ Tào Phi không nhân cơ hội trời cho này để tấn công, tiêu diệt Đông Ngô là bởi ông ta có 1 lý do để sợ.
- 10-11-20203 kho báu "kinh người" giúp Tào Tháo trở thành một kiêu hùng của thời đại mà hễ nhắc đến tên, không ai là không biết
- 10-11-2020Sự thật y học từ chuyện Tào Tháo bị 'thần cây đòi mạng', sợ hãi đến giết cả thần y Hoa Đà
- 04-11-2020Miệng nói Tuân Du "ngu không ai bằng", tại sao Tào Tháo vẫn chọn ông ta làm mưu sĩ cho mình?
Tháng bảy năm Chương Vũ thứ nhất (năm 221), Lưu Bị bất chấp quần thần phản đối, dốc toàn lực thảo phạt Đông Ngô. Tôn Quyền xin hoà nhưng bị từ chối.
Để tránh rơi vào tình cảnh lưỡng đầu thọ địch, Tôn Quyền sai sứ xin xưng thần với Tào Nguỵ, "lễ phép dâng sớ, đồng thời gửi trả Vu Cấm và những người khác, triều thần đều chúc mừng."
Có người đã nói, tại sao Tào Phi không nhân lúc Lưu Bị và Tôn Quyền quyết chiến với nhau, thừa cơ đánh Đông Ngô?
Có một chi tiết, đó là khi Tào Nguỵ nhận được tấu chương xưng thần của Tôn Quyền, vua tôi Tào Nguỵ đều vô cùng kích động, nhưng chỉ có nguyên lão ba triều Lưu Diệp cho rằng đây là cơ hội tốt ông trời ban cho Tào Nguỵ.
"Lúc này họ đánh lẫn nhau, trời muốn họ mất nước, ta nên đem quân vượt sông đánh úp nước họ. Thục tấn công bên ngoài, ta đánh úp bên trong, chưa quá mười ngày nước Ngô sẽ diệt vong. Ngô mất rồi Thục ắt trơ trọi, nếu cắt một nửa nước Ngô với Thục, Thục chắc chắn không thể tồn tại lâu, huống chi Thục chỉ lấy được đất bên ngoài, ta có được đất phía trong!"
Ý Lưu Diệp ở đây tức là, Tào Nguỵ có thể đánh xuống phía Nam mượn gió bẻ măng Đông Ngô.
Còn về phía Tôn Quyền, điều ông sợ nhất cũng là đại quân của Tào Nguỵ đánh xuống phía Nam. Bởi vậy, Tôn Quyền đã cố hết sức để thể hiện thiện ý với Tào Phi, xưng thần cũng được, đòi cống vật cũng được, chỉ cần Tào Phi không chõ mũi vào việc của người khác là được.
Hình ảnh Lưu bị và các tướng sĩ trên phim truyền hình.
Trước khi Lưu Bị thảo phạt Ngô, ông cũng thể hiện thiện ý với Tào Phi, tuy không thành công, nhưng dẫu sao cũng đã thể hiện được ý lấy lòng.
Trong "Nguỵ thư" có ghi chép: "Bị nghe tin Tào Công (Tào Tháo) chết, bèn phái viên quan Hàn Nhiễm dâng văn tế, đồng thời gửi lễ vật phúng viếng. Văn Đế (Tào Phi) ghét việc nhân lễ tang cầu thân, lệnh cho Thứ sử Kinh châu chém Nhiễm, chặn đường sứ mệnh."
"Điển lược" viết: "Bị phái Quân mưu duyện Hàn Nhiễm mang văn tế, còn dâng gấm vóc."
Một số chuyên gia cho rằng, Lưu Bị và Tôn Quyền không có vẻ như đánh nhau gay gắt, thực chất lại là anh em một nhà tranh đấu. Nếu như Đông Ngô gặp phải sự tấn công của Tào Nguỵ, Thục Hán môi hở răng lạnh, liên minh Tôn - Lưu sẽ được củng cố thêm lần nữa, giống như trong trận Xích Bích vậy. Đây là điều Tào Phi không muốn nhìn thấy. Kết quả có thể sẽ là: Kinh Châu về lại tay Lưu Bị, thế lực Thục Hán tăng lên, Tôn - Lưu lại trở nên thân thiết.
Tuy nhiên theo quan điểm của Qulishi, đây là sai lầm lớn nhất cuộc đời của Tào Phi. Ông đã lỡ mất cơ hội thống nhất giang sơn này.
Trong ba nước, địa bàn của Tào Nguỵ rộng nhất, sức mạnh lớn nhất, chỉ cần không mắc phải sai lầm quá lớn thì có thể thắng chắc. Điều quan trọng hơn là, Tôn Quyền xưng thần vốn chỉ là kế tạm thời, nhưng Tào Phi lại nói:
"Người ta đã xưng thần rồi còn thảo phạt, sẽ khiến người muốn hàng ta trong thiên hạ phải lưỡng lự, chắc chắn sẽ sợ hãi, không thể làm vậy! Sao ta không đồng ý cho Ngô xin hàng, rồi tập kích phía sau Thục?"
Đầu óc có vấn đề hay thật ra có ẩn tình? Khi Tào Phi và Lưu Diệp bàn xem có nên tấn công Đông Ngô không, Ngự sử đại phu Vương Lãng đưa ra sách lược ngư ông đắc lợi, án binh bất động, đợi hai nước Thục Ngô cùng bị thiệt hại mới ra tay tấn công, Tào Phi đã chấp nhận.
Hình ảnh nhân vật Tôn Quyền trên phim.
Dẫu sao Tôn Quyền cũng đã xưng thần, Tào Phi cũng phải nể mặt. Ông phong cho Tôn Quyền làm Ngô vương, điều này nghĩa là thừa nhận tính hợp pháp của việc Tôn Quyền cát cứ.
Bởi vậy mới nói, Tào Phi đã mất đi một cơ hội tốt nhất để thống nhất thiên hạ. Điều này càng chứng tỏ Tào Phi quả thật không được quyết đoán như Tào Tháo, cuối cùng ông đã lựa chọn cách ổn thoả nhất, đó là đợi hai bên đều bị thiệt hại mới ra tay.
Nào ngờ sau trận Di Lăng, Tôn Quyền và Lưu Bị lập tức thay đổi sách lược, đoàn kết thêm lần nữa, ý định đục nước béo cò của Tào Phi hoàn toàn bị dập tắt.
Pháp luật và Bạn đọc