MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Malaysia và Việt Nam: Không chỉ là chuyện trên sân cỏ

15-12-2018 - 17:30 PM | Doanh nghiệp

Malaysia và Việt Nam, một đội đã hạ gục Thái Lan – người “anh cả” của bóng đá Đông Nam Á trong một trận cầu kịch tính, hồi hộp đến phút chót; một đội đã thi đấu ấn tượng, giành được chiến thắng tuyệt đối, cả lượt đi lẫn lượt về trước Philippines để cùng nhau bước vào vòng chung kết AFF Suzuki Cup 2018. Nhìn rộng ra, Malaysia và Việt Nam, hai đối thủ ngang sức ngang tài, không chỉ trong bóng đá mà còn ở kinh tế nông nghiệp.

Trên sân cỏ

Việt Nam và Malaysia đều đã từng vô địch AFF Suzuki Cup, từng nhiều lần vào đến trận chung kết nhưng để hụt mất ngôi vương và cũng có lúc bị loại ngay từ vòng bảng. Những năm vừa qua, cả 2 nền bóng đá đã có những chính sách phát triển bền vững mang tính chiến lược, cả về kinh tế, đường lối chính sách, con người để tiến bộ vượt bậc.

Cả hai đã giành được những thành công lớn tại giải U23 châu Á 2018 và Asiad diễn ra cùng năm. Cho dù các đội U23 và Olympic Malaysia không vào thật sâu trong các giải đấu vừa nêu như đội tuyển U23 và Olympic Việt Nam, nhưng họ liên tục gây khó khăn cho các đội mạnh ở các giải nói trên.

Tại AFF Cup lần này, Malaysia sử dụng 8 cầu thủ từng thi đấu thành công tại giải U23 châu Á hồi đầu năm, không nhiều như đội tuyển Việt Nam nhưng so về lứa tuổi trung bình, đội tuyển Malaysia hiện ở vào lứa tuổi lý tưởng hơn, dày dặn, kinh nghiệm hơn.

Trong khi Malaysia xây dựng thành công lối đá nhanh, sử dụng nhiều bóng dài theo phong cách châu Âu. Nền tảng thể lực tốt cũng giúp các cầu thủ xứ sở cọ dầu giỏi đeo bám cầu thủ đối phương, hạn chế tối đa không gian và thời gian xử lý bóng của đối thủ. Sự “lỳ đòn” trong phong cách chơi của họ cũng là điểm cộng đáng kể, càng vào sâu, càng gặp đối thủ mạnh, Malaysia càng trở nên nguy hiểm.

Còn Việt Nam, với nhiều cá nhân xuất sắc có thể tạo đột biến. Các cầu thủ gắn bó với nhau trong thời gian dài nên thi đấu ăn ý, phối hợp mượt mà. Đặc biệt là chơi đậm tính chiến thuật, linh hoạt. Và “là đội bóng mà không ai muốn gặp ở AFF Cup năm nay” như chuyên gia PJ Roberts của bóng đá châu Á từng nhận định trên kênh truyền hình Fox Sports Asia.

Trong khuôn khổ giải lần này, các cầu thủ Việt Nam có lợi thế tâm lý khi đã thắng Malaysia với tỷ số 2-0 trong lượt đấu vòng bảng. Nhưng điều đó chỉ khiến trận đấu thêm hấp dẫn, gay cấn hơn mà thôi.

Trên ruộng đồng

Việt Nam và Malaysia có nền kinh tế nông nghiệp giàu tiềm năng.

Malaysia và Việt Nam đều là những đất nước có tiềm năng to lớn về kinh tế nông nghiệp. Trong khi Malaysia đứng số 1 thế giới về xuất khẩu cao su, dầu cọ thì Việt Nam cũng dẫn đầu về xuất khẩu tiêu, điều và nhiều mặt hàng nông sản khác cũng tạo được tiếng vang trên thị trường quốc tế như xuất khẩu rau củ quả với kim ngạch xuất khẩu lên đến gần 3,4 tỷ USD (năm 2017).

Về định hướng phát triển, Malaysia đẩy mạnh chuyên môn hóa cao khi rót hàng tỷ USD để thành lập các trung tâm nghiên cứu, các nhà máy chế biến cọ dầu và cao su, ứng dụng các tiến bộ về khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất… Họ cũng xây dựng những nông trường cọ rộng lớn, khuyến khích và hỗ trợ người nông dân gắn bó với ruộng vườn bằng việc kiến thiết mặt bằng, phân lô đất, xây nhà ở cho nông trường viên, xây đường giao thông trong nông trường, xây chợ, trạm xá, nhà trẻ, trường học, bưu điện…

Trong khi đó Việt Nam chú trọng đầu tư, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là trong ngành rau củ quả. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã "đặt hàng" cho ngành nông nghiệp 10 năm tới phải đứng vào top 15 nước phát triển nhất thế giới. Để làm được điều đó, Việt Nam cần phải có nhiều hơn nữa các nhà máy chế biến nông sản với công nghệ hiện đại, cùng với việc cải thiện quy trình sản xuất để có nguồn nguyên liệu an toàn, đảm bảo.

Nhà máy Tanifood – một trong những ngày máy có công nghệ hiện đại nhất Đông Nam Á.

Điển hình nhất cho xu hướng này là Lavifood. Họ đã bước đầu xây dựng thành công mô hình liên kết 6 nhà (Nhà nông - Nhà nước - Nhà đầu tư - Nhà băng - Nhà khoa học - Nhà phân phối) tạo nên một chuỗi giá trị từ nghiên cứu, sản xuất cây giống, nông cơ, phân bón, trồng và chế biến xuất khẩu cho đến tài chính. Như vậy, sản phẩm của Lavifood sẽ "sạch" từ khâu giống cho đến trồng trọt, thu hoạch, chế biến. Bên cạnh đó, Lavifood cũng đồng hành cùng người nông dân tạo ra vùng nguyên liệu rộng lớn và đầu tư xây dựng những nhà máy chế biến có công nghệ và quy mô vào loại bậc nhất khu vực như nhà máy Tanifood với diện tích gần 15ha và số vốn đầu tư lên đến 1.780 tỷ đồng tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Dự kiến, nhà máy Tanifood sẽ chính thức đi vào hoạt động vào cuối năm 2018. Khi đó Tanifood sẽ chế biến đa dạng các loại trái cây, nông sản thành những sản phẩm chất lượng cao, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, không chỉ cho thị trường xuất khẩu mà cho cả thị trường nội địa. Điều này sẽ góp phần tích cực trong việc cải thiện đời sống người nông dân và nâng cao giá trị cho nông sản Việt.

Tanifood với các dây chuyền hiện đại, công suất dự kiến: Sản xuất trái cây, rau quả tươi, xử lý nhiệt có công suất 10.000 tấn/năm; sản xuất đông lạnh 20.000 tấn/năm; sản xuất sấy khô, sấy dẻo, sấy thăng hoa 5.000 tấn/năm; sản xuất nước trái cây cô đặc 6.000 tấn/năm; sản xuất nước ép trái cây bao gồm đóng lon 144 triệu lon/năm, đóng chai PET 230 triệu chai/năm, đóng chai thủy tinh 72 triệu chai/năm, đóng hộp giấy 144 triệu hộp/năm.

Công ty Cổ phần Lavifood được thành lập năm 2014 với nhà máy đầu tiên đặt tại Khu Công nghiệp Phú An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Sản phẩm chủ lực của Công ty là rau củ quả nhiệt đới đông lạnh như xoài, khóm, chanh dây, thanh long, khoai môn... được xuất đi 7 quốc gia, trong đó có Mỹ. Nhà máy Tanifood do Công ty Lavifood làm chủ đầu tư, xây dựng trên khu đất có diện tích gần 15ha với tổng số vốn đầu tư 1.780 tỷ đồng tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

 

A.D

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên