Lãnh đạo hai hãng hàng không lớn nhất Việt Nam tranh luận về bài toán tăng trưởng nóng
CEO Vietnam Airlines Dương Trí Thành được sắp xếp ngồi kế Phó TGĐ VietJet Đinh Việt Phương tại cả 2 phiên tọa đàm về hàng không do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức. Câu chuyện dần nóng lên với vấn đề cạnh tranh, áp lực trong tăng trưởng, và đặc biệt là câu chuyện nguồn nhân lực, khi Vietnam Airlines đào tạo một phi công mất 5 - 6 năm, và thường xuyên "mất người" khi có một hãng hàng không mới ra đời…
- 17-11-2019Chủ tịch Vietjet Nguyễn Thanh Hà: Từ lúc bắt đầu với 3 tàu bay đến nay hãng đã vận hành hơn 80 tàu bay, chúng tôi chưa bao giờ gặp vấn đề về nguồn nhân lực
- 09-10-2019Vietnam Airlines tăng lương cho phi công chính lên cao nhất 271 triệu đồng/tháng
- 22-08-2019Nguyên Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines làm CEO Vinpearl Air
Tham dự Tọa đàm "Hàng không Việt Nam: Cơ hội và thách thức" do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức, CEO Vietnam Airlines Dương Trí Thành mang cà vạt màu xanh dương đậm, Phó Tổng Giám đốc VietJet Air (VJ) Đinh Việt Phương đeo cà vạt màu đỏ tía. Và trùng hợp là hai đối thủ trong ngành hàng không được bố trí ngồi kế nhau.
Khi được hỏi Vietnam Airlines (VNA) chịu ảnh hưởng thế nào trước tốc độ tăng trưởng hàng không "nóng", CEO Dương Trí Thành đề cập đến 2 áp lực là hạ tầng và nhân lực.
"Các nguồn lực bổ sung không đơn giản. Để bổ sung thêm người lái, chúng tôi phải đào tạo mất 5 - 6 năm. Những dòng máy bay đơn giản nhất của ATR cũng mất chừng 3 năm. Mà hiện nay nhu cầu thêm, các hãng của chúng ta phải đi thuê nước ngoài, và chúng tôi lại quay lại áp lực chi phí", ông Dương Trí Thành bày tỏ.
Dưới đây là ghi chép của chúng tôi về màn đối đáp qua lại giữa hai vị sếp của hai hãng hàng không lớn tại tọa đàm:
- Ông Đinh Việt Phương - PTGĐ VJ: "Rủi ro về nhân lực là rủi ro không chỉ với riêng hãng hàng không Việt Nam mà với tất cả các hãng bay. Vấn đề của chúng ta là đưa rủi ro đấy nằm trong sự kiểm soát của chúng ta. VietJet luôn chủ động xây dựng nguồn nhân lực.
Ông Đinh Việt Phương - Phó TGĐ VJ.
Anh Thành có nói sẽ phải sử dụng nguồn nhân lực lực là phi công nước ngoài? Nguồn nhân lực phi công nước ngoài hay việc đội bay Việt Nam bay với phi công nước ngoài là chuyện hết sức bình thường. Về việc có phi công trong nước và phi công nước ngoài đến Việt Nam, chúng tôi không có sự phân biệt. Với vai trò là một hãng hàng không, chúng tôi tạo ra một môi trường tốt để thu hút được nguồn nhân lực, đặc biệt phi công nước ngoài đến làm việc.
Ý của tôi là áp lực luôn có, tăng trưởng không tránh được, chúng ta phải đối mặt và kiểm soát nó".
- Ông Dương Trí Thành - CEO VNA: "Đương nhiên là phải đương đầu thôi, rất chia sẻ với cách tiếp cận của VJ - luôn luôn phải đương đầu với khó khăn. Thế nhưng phải thừa nhận đấy là thử thách lớn. 10 năm vừa rồi VNA đào tạo được gần 1.000 phi công người Việt Nam, 1 năm trung bình đào tạo được 120, các năm tới sẽ được nhiều hơn. Nhưng để đáp ứng được nhu cầu nhân lực luôn là thác thức, kế hoạch phải được đặt lên bàn hàng tuần để kiểm tra, đốc thúc.
Ông Dương Trí Thành - Tổng Giám đốc Vietnam Airlines.
Còn việc đưa người nước ngoài vào nói thẳng là cực chẳng đã thôi, phi phí cao, mất ổn định hơn. Mục tiêu của chúng tôi là có nhiều thanh niên VIỆT NAM làm chủ bầu trời và bay. Đấy là điểm chúng tôi xin khẳng định.
Sắp tới nhiều hãng hàng không ra đời, áp lực lên nguồn nhân lực của chúng tôi còn tăng hơn nữa, chúng tôi cũng sẵn sàng với các tình huống đó".
Khi MC Minh Trang - điều phối viên tọa đàm - đề cập đến áp lực của doanh nghiệp khi có hãng hàng không mới gia nhập, CEO Vietnam Airlines cho biết: "Những thông tin cả năm vừa rồi tranh giành phi công, rất nhiều thời gian nguồn lực này chưa có xã hội cung ứng, và không sẵn sàng".
"Việc một hãng lấy của một hãng khác không tạo ra cái gì mới cho xã hội, mà nó chỉ làm đổ vỡ một cái kế hoạch trước. Về điểm này, tôi cho là Nhà nước cần có chính sách quản lý rõ ràng, phát triển phải theo quy hoạch".
- Ông Đinh Việt Phương - PTGĐ VJ: Xin được tiếp lời của anh Thành, nếu nói về hàng không thì nói cả ngày được. Chúng tôi thì rất thích nói, nhưng công việc thì vẫn phải làm, tàu bay thì vẫn phải bay, hành khách vẫn đi. Nghề dịch vụ là khi cả xã hội nghỉ chúng tôi vẫn làm việc.
VJ sau 8 năm hoạt động, gần 80 tàu bay, vận chuyển 100 triệu hành khách giờ vẫn không có một tấc đất cắm dùi trên 22 sân bay, muốn có cơ sở để sửa chữa bảo dưỡng tàu bay không có, muốn có cơ sở để làm các dịch vụ mặt đất không có, muốn có cơ sở để chính lực lượng tiếp viên và hãng làm việc không có.
Một bức tranh đơn giản như thế, chúng tôi vẫn tiếp tục đề nghị, xin giải pháp, hướng dẫn, nếu cần đấu thầu thì chúng tôi đấu thầu, cần mua thì mua, cần thuê dài hạn ngắn hạn chúng tôi thuê, nhưng 8 năm qua chúng tôi vẫn chung sống với tình trạng không 1 tấc đất cắm dùi và nhìn thấy tương lai sắp tới 9-10 năm có 1 tấc đất hay không, thì vẫn khó khăn lắm.
- Ông Dương Trí Thành - CEO VNA: Xin chia sẻ với anh Phương vụ không có mảnh đất cắm dùi. VNA có đất để làm cỏ thôi, có quy hoạch để xây, nhưng 3 năm nay không xây được, bởi không biết xin phép ở đâu.
Bởi xây được phải có sổ đỏ, mà sổ đỏ trong sân bay không ai cấp. Đến nay không ông nào xây được vì không ai cấp phép cả, chờ hết cái vướng mắc kia thì mình sẽ "cắm dùi" hoặc "cắm búa" vào.
Trí thức trẻ