MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Máy bay “made in China” có thể đe dọa Airbus, Boeing?

04-05-2017 - 10:17 AM | Tài chính quốc tế

Sự ra đời của những chiếc phi cơ chở khách thương hiệu “made in China” có thể khiến Airbus và Boeing mất những hợp đồng trị giá hàng trăm tỷ USD trong 20 năm tới ở riêng thị trường Trung Quốc.

Tháng 11/2015 đánh một dấu mốc quan trọng với ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc khi chiếc máy bay thương mại đầu tiên do nước này sản suất cất cánh. ARJ21, chiếc máy bay 90 ghế được sản xuất bởi công ty Comac, chính thức đưa Trung Quốc bước một chân vào ngành công nghiệp hàng không thế giới, vốn bị thống trị bởi Airbus và Boeing.

Tháng 5/2017, ngành hàng không Trung Quốc tiếp tục đạt thêm thành tựu khi cho chiếc C919, một phi cơ chở khách lớn hơn chiếc ARJ21, lần đầu cất cánh. Sự ra đời của những chiếc máy bay thương hiệu Trung Quốc giúp đáp ứng một phần nhu cầu nội địa, được dự đoán lên tới 500 tỷ USD trong 20 năm tới.

Chúng ta biết gì về chiếc phi cơ mới thương hiệu Trung Quốc?

C919 là máy bay chở khách có 158 tới 174 ghế. Nó ra đời nhằm cạnh tranh với dòng máy bay Boeing 737 và Airbus A320. Comac mô tả chiếc phi cơ mới là “bông hoa của ngành công nghiệp hiện đại”.

Khi nào bông hoa nở?

Nếu tất cả thuận lợi theo kế hoạch, chiếc C919 đầu tiên sẽ được đưa vào sử dụng năm 2019. Chuyến bay đầu tiên diễn ra ngày 5/5 tới sau khi bị hoãn lại từ năm ngoái. Chiếc ARJ21 mất 6 năm để hoàn tất quá trình thử nghiệm và chính thức đi vào hoạt động. Tuy nhiên, giám đốc điều hành của Comac khẳng định chiếc C919 sẽ đi nhanh hơn thế.


Máy bay một hành hang chiếm tới 75% nhu cầu của thị trường Trung Quốc.

Máy bay một hành hang chiếm tới 75% nhu cầu của thị trường Trung Quốc.

Airbus và Boeing có nên lo lắng?

Còn quá sớm để nói. Tuy nhiên, rõ ràng máy bay thương hiệu Trung Quốc sẽ có lợi thế cạnh tranh ở thị trường hơn 1 tỷ dân này. Đây cũng là thị trường lớn nhất thế giới về số lượng phi cơ và hành khách. Theo Boeing ước tính, Trung Quốc sẽ cần 6.810 máy bay, trị giá hơn 1 nghìn tỷ USD từ nay tới năm 2035. Quốc gia này cũng được dự báo sẽ vượt Mỹ để trở thành thị trường lớn nhất về lượt đi lại bằng máy bay vào năm 2024.

C919 phù hợp với nhóm hành khách nào?

Những chiếc phi cơ một cửa sẽ đắt hàng nhất tại thị trường Trung Quốc. Theo dự báo, dòng máy bay cỡ nhỏ, phục vụ đường bay ngắn này sẽ mang lại 535 tỷ USD hay 75% doanh thu từ vận tải hành khách hàng không ở Mỹ trong 2 thập kỷ tới. Hiện nay, lĩnh vực này đang do Airbus và Boeing chi phối.

Đã ai hỏi mua C919?

Comac hay còn được gọi là Tập đoàn máy bay Thương mại Trung Quốc đã nhận 23 đơn hàng cho 570 chiếc C919 vào tháng 11/2016. Ngoài công ty cho thuê máy bay General Electric, những đơn hàng còn lại đều từ các công ty địa phương. Tập đoàng Hàng không miền đông Trung Quốc, công ty hàng không lớn thứ 2 của Trung Quốc, sẽ là hãng hàng không đầu tiên được nhận C919.

C919 sẽ vươn ra thị trường quốc tế?

Đó là kế hoạch. Giới chức hàng không Trung Quốc đang thúc đẩy các hiệp định song phương về hàng không với Mỹ và châu Âu để mở đường cho việc xuất khẩu máy bay C919 tới các thị trường này.

Đây là tin xấu với ngành công nghiệp Mỹ và châu Âu?

Đó sẽ là sự khó khăn. Trong khi các nhà sản xuất máy bay mất thị phần, các nhà cung cấp lại có thêm lựa chọn để hoạt động. C919 dự kiện được 16 công ty toàn cầu phân phối, bao gồm cả GE và Honeywell International Inc.

Vì sao Trung Quốc chậm chân trong ngành công nghiệp này?

Trung Quốc đã thử chế tạo máy bay chở khách từ những năm 1970. Sản phẩm đầu tiên của quá trình này là chiếc Y-10, được bay thử nghiệm năm 1980 nhưng không thể tiến xa hơn ngoài bản thử nghiệm. Sau đó, mẫu phi cơ liên doanh MD-82 cũng không thể thành công khi Boeing mua McDonnell Douglas, đối tác của Trung Quốc.

Trung Quốc tiếp tục trở lại với giấc mơ phi cơ chở khách bởi tiềm năng to lớn của thị trường cũng như tham vọng của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy nền kinh tế lên sản xuất cao cấp và không phục thuộc vào nước ngoài.

Linh Anh

Bloomberg

Trở lên trên