MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Minh Phú xin ý kiến cổ đông bán cổ phiếu quỹ cho cán bộ nhân viên với giá 10.000 đồng/cp

Theo cơ cấu cổ đông lớn của Minh Phú ở thời điểm 30/6/2019, hai vợ chồng Chủ tịch Lê Văn Quang và bà Chu Thị Bình đang nắm giữ 67,77 triệu cổ phiếu MPC, chiếm 33,54% công ty trong khi MPM Investment PTE.LTD nắm giữ 70,2 triệu cổ phần, tương đương 35,1% công ty.

CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) xin ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc bán cổ phiếu quỹ ưu đãi cho cán bộ nhân viên với giá 10.000 đồng/cp.

Theo số liệu tại ngày 31/3 vốn điều lệ của MPC là 1.400 tỷ đồng, công ty vừa phát hành 60 triệu cổ phiếu cho công ty con của Mitsui là MPM Investment để tăng vốn điều lệ lên 2000 ỷ đồng, như vậy MPM Investment hiện đang sở hữu 35,1% cổ phần của công ty.

Công ty ghi nhận đang nắm giữ 1.537.150 cổ phiếu quỹ với giá trị 80,1 tỷ đồng, số cổ phiếu quỹ này MPC mua ở thời điểm năm 2014 khi công ty có ý định hủy niêm yết tự nguyện.

Thông tin Minh Phú bán cổ phiếu quỹ cho cán bộ nhân viên với giá 10.000 đồng/cp khiến giá cổ phiếu này giảm điểm ngay từ đầu phiên, hiện giao dịch ở mức 35.600 đồng/cp.

Minh Phú xin ý kiến cổ đông bán cổ phiếu quỹ cho cán bộ nhân viên với giá 10.000 đồng/cp - Ảnh 1.

Diễn biến giá cổ phiếu MPC

Ở thời điểm hiện tại Minh Phú chưa công bố kết quả kinh doanh quý 2.

Theo cơ cấu cổ đông lớn của Minh Phú ở thời điểm 30/6/2019, hai vợ chồng Chủ tịch Lê Văn Quang và bà Chu Thị Bình đang nắm giữ 67,77 triệu cổ phiếu MPC, chiếm 33,54% công ty trong khi MPM Investment PTE.LTD nắm giữ 70,2 triệu cổ phần, tương đương 35,1% công ty.

Minh Phú xin ý kiến cổ đông bán cổ phiếu quỹ cho cán bộ nhân viên với giá 10.000 đồng/cp - Ảnh 2.

Cơ cấu cổ đông lớn của Minh Phú

Theo báo cáo đi thăm công ty (company visit) của CTCP Chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) cập nhật vào tháng 7/2019, năm nay, MPC đặt kế hoạch sản lượng xuất khẩu là 77,400 tấn (-1.3% YoY), kim ngạch xuất khẩu đạt 850 triệu USD (+13.3% YoY) và LNTT đạt 1,430 tỷ (+58.5% YoY) trong đó: Minh Phú Cà Mau: 750 tỷ, Minh Phú Hậu Giang: 500 tỷ và lĩnh vực nuôi tôm: 180 tỷ.

Công ty sẽ chia cổ tức năm 2019-2020 ở mức 50% và tăng lên 70% vào năm 2022 theo cam kết với cổ đông lớn Mitsui.

Theo báo cáo của BSC ghi nhận, theo chỉ đạo của Thủ tướng, MPC đã làm quy hoạch 12,500 ha: 10,000 ha nuôi tôm, 2,000 khu đô thị và 500 ha khu công nghiệp chế biến tôm và công nghệ phụ trợ. Hiện tại, quy trình thủ tục cho vùng nuôi 10.000 ha chưa có nhiều tiến triển do chậm về thủ tục. Vì vậy, MPC sẽ triển khai làm 600 ha công nghệ cao nuôi tôm và 2.500 ha nuôi bình thường ở Kiên Giang trước. Tổng diện tích là 3.100 ha. Công ty đã chuẩn bị xong, hiện đang trình đợi tỉnh Kiên Giang ký.

Về kế hoạch triển khai công nghệ 2 – 3 – 4, tổng diện tích vùng nuôi hiện tại của MPC là 900 ha: Lộc An (Vùng Tàu) 300 ha; Kiên Giang: 600ha. Từ năm 2012 – 2017, MPC đã thử nghiệm nhiều công nghệ nuôi tôm, đến giữa 2018, thì thông qua kế hoạch phát triển nuổi tôm theo công nghệ 2 – 3 – 4. Theo đó, tổng vốn đầu tư là 800 – 900 triệu/ao (từ vốn chủ sở hữu) cho 515 ao ở Lộc An và 1.500 ao ở Kiên Giang (tổng là 2.200 ao). Sản lượng dự kiến là 8 tấn/ao, có thể lên 10 tấn/ao (1 ao = 1,000 m2). Năm 2018, tổng sản lượng cả công nghiệp cũ và mới đạt 23.080 tấn, trong đó, theo CN mới: Lộc An đạt 5.800 tấn, Kiên Giang đạt 4.300 tấn. Sản lượng tự nuôi trồng chiếm 20% sản lượng tôm. Trong năm 2020, công ty sẽ triển khai công nghệ cao trên toàn bộ 900 ha để tăng tỷ lệ chủ động vùng nguyên liệu. MPC phấn đấu tự chủ vùng nguyên liệu lên 50%.

Về vấn đề con giống, trên thị trường hiện nay giống của CP đang là tốt nhất. Con giống của Việt Úc cho sản lượng 60 con/kg sau 90 ngày. Con giống của MPC là 30 con/kg trong 90 ngày. Con giống của Việt Úc phù hợp (thích nghi và kháng bệnh tốt) các vùng nuôi theo công nghệ cũ, nhưng lại không phù hợp với các vùng nuôi theo 2 – 3 – 4 hoặc công nghệ cao. Do đó, MPC không hợp tác với Việt Úc.

Công nghệ nuôi 2-3-4 được Minh Phú thử nghiệm từ 2016 và thực nghiệm vào một năm sau đó.

Số 2 nghĩa là 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 gồm Ương tôm trong ao diện tích 232 m2, đường kính 17,2 m2 trong thời gian 25-30 ngày, với mật độ thả 250-450 con/m2. Và giai đoạn 2 sẽ chuyển sang ao nuôi mật độ 300 con/m2 từ 70-80 ngày.

Số 3 là thu, tỉa 3 lần. Lần 1 khi tôm nuôi được 60-65 ngày tuổi, thu tỉa 50% lượng tôm nuôi trong ao, với trọng lượng bình quân đạt 65-70 con/kg.

Thu tỉa lần 2 sẽ diễn ra khi tôm nuôi đã được nuôi từ 80-85 ngày tuổi nhưng chỉ thu khoảng 45% lượng tôm nuôi trong ao, trọng lượng bình quân đạt 40-45 con/kg. Kích cỡ tôm có được sau đợt này đáp ứng được nhu cầu chung của hầu hết các thị trường.

Và lần thu tỉa thứ 3 sẽ thu hết lượng tôm trong ao khi đã đạt 110-115 ngày tuổi, trọng lượng bình quân 20-25 con/kg.

Số 4 trong công nghệ nuôi này là 4 sạch gồm con giống, nguồn nước nuôi, sạch kháng sinh và sạch môi trường chung. Cụ thể, mỗi ngày sẽ thay từ 15-20% nước trong ao nuôi, kích thích tôm lớn nhanh, và nước này có thể tái sử dụng.

Tâm An

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên